jesuites.ch, Linh mục Dòng Tên Thụy Sĩ Etienne Perrot, 2018-11-19
“Giáo hội phò giáo quyền”, “thần học phụ hệ”, “ứng xử chống nữ quyền”, “thái độ ghét phụ nữ” lên án trọng tội phụ nữ mà không nói gì đến đối tượng nam, và nhiều lý do khác mà các nữ chính trị gia bênh vực cho quyền phụ nữ đã không đồng ý với Giáo hội công giáo la mã. Trong một thông báo ngày 19 tháng 11, một bước đã được bước qua của “sáu nhà bênh vực cho quyền phụ nữ nổi tiếng người Thụy Sĩ công giáo vùng nói tiếng Đức”. Các phụ nữ này tuyên bố quyết định “rời Giáo hội” – thể hiện qua việc họ ngưng đóng góp vào quỹ Giáo hội. Một nhật báo bình luận: “Là những người bênh vực cho quyền phụ nữ, các phụ nữ này không muốn họ thuộc vào một hệ thống làm cho uy tín của họ bị đặt vấn đề.”
Đương nhiên tôi không thể nói gì cho các động lực thiết thân chứng minh cho một quyết định như vậy. Nhưng tôi chia sẻ sự nhạy cảm nữ tính, sự chiến đấu để không bắt một mình phụ nữ chịu gánh nặng của lối đạo đức phụ hệ, nhất là khi lối đạo đức diễn tả qua những lời nói sốc đối với sự nhạy cảm của phương tây hiện đại khi “áp đặt đường lối đạo đức về tình dục cứng ngắc và không nhân bản”. Một lời bình luận đã được báo chí lập lại, cho rằng “giọt nước đã làm tràn ly khi ngày 19 tháng 10 Đức Phanxicô đã so sánh việc phá thai như việc nhờ người giết thuê”.
Tóm lại, buộc phải ghi nhận rằng thần học, trong các quan hệ liên hệ đến đạo đức, một chiều kích chính trị được hoàn toàn hiểu qua quyết định rời Giáo hội này. (Đã hơn sáu mươi năm, hồng y Daniélou lập luận trên sự việc nguyện ca ‘oraison’ đã đặt một vấn đề chính trị.) Là người công giáo, các phụ nữ ký vào bản thông báo rõ rệt cho thấy uy tín trách nhiệm chính trị của những người bênh vực cho quyền của phụ nữ bị nguy hiểm… khi họ không lên tiếng công khai – và truyền bá trên báo chí rộng nhất có thể, một đường lối bắt buộc – một thể chế có hơi hướng bài nữ quyền.
Tôi không biết tai tiếng như thế này có làm nhúc nhích các đường lối thần học và đạo đức của các nhà có trách nhiệm trong Giáo hội không, và có góp phần giải giáo quyền của bộ máy quyền lực công giáo la mã không, nhưng ít nhất tôi cũng hy vọng nó sẽ làm cho những người ở cấp cao ở các địa phận và ở Rôma quan tâm đến tác động lời nói của họ. Trong rất nhiều lãnh vực, họ có thể nói thanh lịch hơn, vì sao trong các lãnh vực cực kỳ-nhạy cảm, họ lại bất cẩn, tôi muốn nói đến sự thiếu nhận thức trong các trường hợp cụ thể và các tiến trình đặc biệt đến độ có những lời nói lên án quyết liệt? Có phải như triết gia Nietzsche đã từng nói, nếu là dễ dàng – ít nhất trong đất nước chúng ta – để rời một thể chế, thì sẽ ít dễ dàng hơn để ra khỏi các truyền thống thiêng liêng và bác ái mà thể chế này đã cuốn hút. Nhưng đó, chắc chắn là một điều tốt.
“Chúng tôi ra đi!” Bản thông báo được ký bởi các bà Cécile Bühlmann, cựu ủy viên hội đồng quốc gia của đảng Verts (LU), Anne-Marie Holenstein, cựu giám đốc Action de Carême, Monika Stocker, cựu ủy viên hội đồng thành phố Zurich, Doris Strahm và Regula Strobel, thần học gia bênh vực cho quyền của phụ nữ, Ruth-Gaby Vermont cựu ủy viên hội đồng quốc gia và thành viên của Hội đồng Âu châu. Các bà không muốn thuộc về một thể chế phủ nhận quyền của phụ nữ và loại phụ nữ ra khỏi thứ trật giáo sĩ vì lý do giới tính của họ và quyền cho nam giới.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Phụ nữ công giáo nổi dậy: “Giáo hội không được bỏ họ”
Sáu phụ nữ công giáo Thụy Sĩ vùng nói tiếng Đức rời Giáo hội