Ngày Olivier Savignac cho các nạn nhân bị lạm dụng tình dục khuôn mặt của mình

163

Ngày Olivier Savignac cho các nạn nhân bị lạm dụng tình dục khuôn mặt của mình

lavie.fr, Marie-Lucile Kubacki và Aymeric Christensen, Lộ Đức, 2018-11-05

Ngày 30 tháng 10 xử vụ án linh mục tấn công mình và giám mục bao che cho linh mục đó, ngày 3 tháng 11 anh Olivier Savignac, người khi còn nhỏ bị lạm dụng, anh kể cho báo La Vie một tuần căng thẳng của mình. Một vài bước, trong khuôn viên đền thánh Lộ Đức, từ nạn nhân anh trở thành một người.

Thứ bảy 3 tháng 11, khi đêm nhẹ buông xuống Lộ Đức thì cuộc gặp gỡ được chờ đợi từ lâu giữa các nạn nhân và các giám mục đến hồi kết thúc. Bốn diễn đàn với các nạn nhân vừa trao đổi xong, một vài giám mục băng qua cây cầu Gave để đến đền thánh. Trong số này có giám mục Luc Crepy, ngài sẵn sàng trả lời các câu hỏi của nhà báo đang chờ thì anh Olivier Savignac đến, anh là một trong các gương mặt mang tính biểu tượng của cuộc chiến chống ấu dâm. Ngay lập tức, máy ảnh và micro quay lưng lại với giám mục để xoay qua anh, tiếp đó là một lô ánh đèn flash chớp trong đêm. Các máy quay phim đi theo anh vài phút, khoảng một trăm mét để chụp vài tấm hình ấn tượng, thâu một vài lời trước khi có cuộc họp báo liền sau đó. Trong hoàng hôn mùa thu, khuôn mặt anh nổi bật dưới các máy chiếu.

Xin đọc: Olivier Savignac: “Tôi, nạn nhân, điều tôi muốn nói với các giám mục”

Khuôn mặt rạng sáng, mái tóc dài với bộ râu của người lính ngự lâm, giọng ấm áp và như ca hát, anh trở thành gương mặt và tiếng nói của tất cả các nạn nhân. Lúc này, với toàn nước Pháp, anh là “nạn nhân.” Trước cận cảnh, chuyện gần như không có thật, giống như cuốn phim quay chậm, chúng tôi nghĩ lại những lời nói của ông François deVaux, chủ tịch hiệp hội Lời Được Giải Phóng, một trong những người đầu tiên vào năm 2016 đã ra làm chứng công khai, trước đó vài ngày ông cho báo La Vie biết: “Những gì chúng tôi sống không có gì là anh hùng, không có gì vinh quang để ghi trên trán mình ‘nạn nhân của ấu dâm.’”

Tôi sẽ không giấu rằng tôi sẽ thích quý vị đến đây để phỏng vấn tôi về âm nhạc!

Ngày hôm sau, Olivier Savignac cho chúng tôi một cuộc hẹn. Chỉ cách hang đá Đức Mẹ Lộ Đức vài mét, chúng tôi muốn nói chuyện với anh về các lời tuyên bố, các hành động cần có để chống lạm dụng, nhưng nhất là chúng tôi muốn hỏi anh một câu hỏi ở trong đầu chúng tôi từ ngày hôm qua: làm thế nào để sống mà không bị biết mình là “nạn nhân?” Phần nào là phần của lòng can đảm, phần nào là phần của đau khổ để chấp nhận qua căn tính đau đớn này, bị áp đặt ngoài ý muốn của mình? Mỉm cười, hai tay để trong túi áo da đen, anh hơi rùng mình một chút, anh đề nghị “vừa đi về hướng mặt trời” vừa nói chuyện, vì “đó là ý nghĩa của sứ điệp của tôi” và anh nói: “Tôi sẽ không giấu rằng tôi sẽ thích quý vị đến đây để phỏng vấn tôi về âm nhạc!” Gần như ngay lập tức, anh nói về “sứ mạng.” Anh giải thích: “Tôi đã sống với sứ mạng này, vì đối với tôi, đó là một phần của sứ mạng. Tôi không biết điều gì thúc đẩy tôi, đức tin, Chúa Kitô … Khi tôi ở bên cạnh các người bệnh ở Lộ Đức, khi tôi đẩy xe cho những người đau khổ trong thân xác, trong tâm hồn họ, tôi phải đi đến sứ mạng. Vì tôi có khả năng và có đức tin. Tôi cống hiến cuộc sống của tôi cho điều này và tôi sẽ không buông tay.”

Nếu tôi có thể làm bất cứ điều gì cho tất cả những người vẫn còn đau đớn, thì nó sẽ luôn được thực hiện. 

Ngay trước cuộc hẹn của chúng tôi, một người mẹ đến gặp anh vì con trai của bà đã tự tử, hai mươi năm sau khi bị một linh mục lạm dụng. Trong trái tim của người mẹ, vừa đau buồn vừa mặc cảm tội lỗi. “Điều này nói lên rất nhiều về nỗi đau khổ. Và nếu tôi có thể làm một cái gì cho những người vẫn còn đau khổ này hay đã chết, đã ra đi với bí mật quá nặng nề, hay các sự việc đã quá thời hiệu, tôi nghĩ nó sẽ luôn được thực hiện. Anh nghĩ đến sứ điệp của một người vừa nhận được sau tài liệu Thinh lặng của nhà thờ chính tòa. Đến một gia đình mà năm nay vẫn còn nói, con gái họ lo lắng vì một linh mục – đã gởi tin nhắn SMS cho cô, và hay luẩn quẩn gần các phòng tắm, các lều trại vào buổi sáng trong một trại hướng đạo – sau đó đã bị nhóm của cô gái này cách ly. “Và điều này, dù các cô gái của các gia đình khác cũng quan tâm đến những hành động đồi bại của linh mục này!”

Bị mờ mắt khi nhìn về một linh mục, bị méo mó bởi một nhận thức về tính thiêng liêng, sợ cái nhìn của người khác, sợ bị xã hội phán xét. Một cái gì để chữa lành các rối loạn thị giác này mà anh đồng ý để mọi người nhìn mình. “Trong tiến trình này có tất cả những chuyện không lành mạnh của gia đình, của Giáo hội: người ta không muốn nói đến vì nghĩ rằng gia đình sẽ bị ô uế, rằng cuộc đời linh mục sẽ bị tan vỡ, rằng mọi con mắt sẽ nhìn chúng tôi và như thế thì sẽ đau khổ… Hoặc người ta muốn gìn giữ môi trường, thể chế Giáo hội, bởi vì đó là điểm chuấn lớn của gia đình, và nếu đặt vấn đề về hành vi của linh mục tức là đặt vấn đề về nền tảng gia đình… Do đó các nạn nhân ở lại với sự im lặng này, và đó là đồi bại.”

Xin đọc: Orléans: Ba năm tù cho linh mục phạm tội ấu dâm

Vụ Linh mục Castelet và Giám mục Fort: Trước công lý, vụ án của một thời

Rất nhanh chóng, ký ức về vụ án xử người tấn công mình trồi lên bề mặt. “Cuộc đời đã dạy tôi một điều. Khi tôi muốn tố cáo kẻ tấn công tôi, tất cả các yếu tố đều quay về chống tôi, và phải cần 25 năm mới đi tới được vụ án này. Chúng tôi đã đối diện với linh mục đó.” Đó là ngày thứ ba, năm ngày trước đây. Từ quá khứ, anh đi đến hiện tại. “Người tấn công biết là sai, nhưng không nhận là ông làm chúng tôi khổ. Đó mới là điều khủng khiếp. Chỉ vì điều này mà tôi muốn đi đến cùng vì tôi biết các cơ chế đồi bại của các chuyện này, không có một thông cảm, những người đã lừa dối và làm dơ dáy Giáo hội.” Anh nghĩ đến một người bạn linh mục, bị mắng chửi là “tên ấu dâm khốn kiếp” ở một trạm xăng. “Tôi quan tâm đến bạn bè linh mục của tôi. Họ sẽ làm gì? Và cũng chính vì họ mà phải làm thức tỉnh. Vì thế tôi đã nói với các giám mục: “Các cha không phải là siêu nhân, các cha nên khiêm tốn để được tháp tùng trong nhiệm vụ này để có thể giải quyết vấn đề.”

Trước tòa, tôi chỉ cách linh mục Pierre de Castelet, người tấn công tôi một mét. Khi tôi bắt đầu nói, tôi nhìn ông ta.

Bước chân chúng tôi đến gần bờ sông Gave. Đôi mắt hướng về những người hành hương phía bên kia, họ đang chạm vào tường hang đá và dâng lên lời cầu nguyện, anh chỉ một băng ghế. Ngồi đó, mắt không rời tượng Đức Mẹ, anh kể tiếp câu chuyện ngày thứ ba trong sự ấm áp của các ngọn nến đốt cháy gần đó: “Trước tòa, tôi chỉ cách linh mục Pierre de Castelet một mét. Khi tôi bắt đầu nói, tôi nhìn ông và tôi nói với ông: Ông thấy đó, Pierre de Castelet, trước mặt ông là một người, cộng với một đứa trẻ, và người đàn ông này sẽ nói với ông, anh ta đánh mất tuổi thơ của mình trên giường, ở đó, gần Lộ Đức.” Lời này tôi đã nói, và nó cho phép tôi làm cho vụ án này mang một ý nghĩa.” 

Chúng tôi do dự khi đặt câu hỏi: “Ông trở nên một người dù bị như vậy?” Ánh mắt của anh ta thôi nhìn dòng nước và quay qua nhìn chúng tôi: “Đúng. Và để nói với ông ấy, điều làm cho tôi thật sự ra khỏi đứa bé này, là tôi phải để các chấn thương lại đàng sau. Khi tôi phát hiện ra linh mục vẫn còn tiếp xúc với các người trẻ, tôi sống trong nỗi ám ảnh thấy mình đứng trước các em bé được gởi đến cho tôi, chỉ là một đứa bé… Như thử đứa bé này trong chúng ta không thể đi ra ngoài, như thể nó vẫn còn đó vì những người khác có thể bị xúc phạm đến sau này. Khi đó, tôi quyết định và tôi có thể nói với ông ta: ‘Chấm hết là chấm hết, đứa bé này đã lớn, nó cũng có những kỷ niệm hạnh phúc, nó đã xây dựng lại được. Nó đã tự xây dựng.’”

Giống như Chúa Kitô, các nạn nhân này đã sống con đường thánh giá, một số người đã chết. 

Sau đó anh Olivier Savignac nói về cuộc đấu tranh đang diễn ra của mình, “vì trẻ em”, về hy vọng của anh thấy các giám mục và Giáo hội, nhưng cũng là về xã hội, hành động để sửa chữa các vụ lạm dụng và chấm dứt các thảm kịch này. Để các em bé khác – đôi khi đã thành người lớn – bị giam hãm trong nỗi sợ và im lặng có thể được giải phóng. Anh nói về tầm quan trọng của việc đền bù tài chính. Và anh cũng nói về phụng vụ, cho những người còn ở lại với Giáo hội. “Như Chúa Kitô, các nạn nhân này đã sống con đường thánh giá, một số người đã chết. Khi đi xem lễ với các người bệnh ở nhà tiếp nhận bệnh nhân ở Lộ Đức, họ ở trọng tâm của Thánh Thể, những người đau khổ chung quanh Chúa Kitô. Trọng tâm đức tin công giáo là tình yêu cho những người đau khổ, những người nhỏ bé nhất. Tôi nghĩ rằng, điều quan trọng là các nạn nhân được đón nhận và được công nhận là nạn nhân của chính Thánh Thể.”

Chúng tôi có cảm nghĩ, sau một tuần căng thẳng, đối với anh, một trang đã được lật qua. Gần như bất ngờ, anh lại nói về “sứ mạng”, như thử cái đau anh mang trong lòng, ở mặt kia của đau khổ là một trách nhiệm: “Tại phiên tòa, công tố viên khen ngợi sự kiên trì của chúng tôi, và tôi nghĩ những chữ này rất mạnh mẽ đối với tôi. Họ đã giúp tôi nói với chính mình: tôi đã làm những gì tôi phải làm, hôm nay tôi có thể sống thanh thản.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc: Giám mục và nạn nhân bị lạm dụng ở Lộ Đức: “Hôm nay, chúng ta ở trong vị thế cùng hành động chung”