Vụ Viganò: Giáo hội Mỹ trên bờ ly khai?

707

Vụ Viganò: Giáo hội Mỹ trên bờ ly khai?

Ông Massimo Faggioli, giáo sư Thần học và Nghiên cứu tôn giáo ở Đại học Villanova (Mỹ), hiện nay ông sống ở Pennsylvania  | © Đại học Villanova)

cath.ch, Raphaël Zbinden, 2018-08-31

Theo giáo sư Massimo Faggioli, qua vụ giám mục Carlo Maria Viganò, người cáo buộc Đức Phanxicô che giấu các vụ lạm dụng tình dục được nhiều giám mục Mỹ hỗ trợ, thì Giáo hội Mỹ có triệu chứng của một “tình trạng ly khai tiềm ẩn.”

Trong các thánh lễ trong ngày chúa nhật ngày 26 tháng 8, giáo dân giáo phận Tyler, Texas đã nghe các lập luận của cựu sứ thần Viganò từ chính miệng các linh mục của họ. Hôm trước, cựu sứ thần đã công bố bức thư dài 11 trang qua các hệ thống truyền thông công giáo bảo thủ Mỹ, qua đó, cựu sứ thần chủ yếu cáo buộc Đức Phanxicô đã im lặng trước các hành vi ấu dâm của hồng y Theodore McCarrick, cựu Tổng Giám mục Washington. Giám mục Joseph Strickland, giáo phận Tyler đã xin các linh mục đọc bức thư này trong các thánh lễ ngày chúa nhật. Trước đó, giám mục Strickland khẳng định các tuyên bố của cựu sứ thần Viganò là “đáng tin cậy”.

Cuộc tấn công giáo hoàng chưa từng có

Các giám mục khác cũng bị chia rẽ với các lời tuyên bố này, rõ ràng có các giám mục đứng về phía ủng hộ người tố cáo Đức Phanxicô. Chúng tôi liên lạc với giáo sư Massimo Faggioli qua điện thoại, theo giáo sư thì đây là một hiện tượng “chưa từng có”: “Các giám mục công khai đứng về phía chống giáo hoàng. Tôi nghĩ cách đây năm năm, chuyện này là chuyện không thể tưởng tượng được”.

Theo giáo sư Faggioli, các tranh cãi tiềm ẩn giữa những người bảo thủ và những người tiến bộ trong lòng Giáo hội thì không có gì là mới. Nó luôn có một cách êm nhẹ, nhất là về mặt văn hóa. Nhưng theo giáo sư Massimo Faggioli, các tan rã trong những năm gần đây mang một bộ mặt dữ dội hơn. “Cánh bảo thủ thật sự tận căn với triều giáo hoàng Phanxicô. Bây giờ đã có một vài yếu tố của khuynh hướng này cho thấy họ không sợ khi họ cho Đức Phanxicô là giáo hoàng “dị giáo”.

Sự hiệp nhất đã bị tấn công

Theo giáo sư Massimo Faggioli, vụ cựu sứ thần Viganò ở trong đường hướng của mâu thuẫn tiềm ẩn này.  Ông khẳng định: “Bối cảnh của cơn khủng hoảng với các tiết lộ các vụ lạm dụng tình dục đã đưa các người bảo thủ hành động một cách quyết liệt. Cựu sứ thần Viganò bị dùng như một công cụ để làm dao động Đức Phanxicô đã bị suy yếu vì các vụ lạm dụng tình dục. “Ở đây, chính tinh thần hiệp nhất rõ nét của Giáo hội đã bị đụng tới. Vậy mà đây là nguyên tắc căn bản của giáo hội, ABC của công giáo”. Đối với giáo sư Faggioli, sự kiện nguyên tắc hiệp nhất có nguy cơ là “triệu chứng quan trọng của một tình trạng tiền-ly khai. Giống như trong hôn nhân, luôn có gây nhau và đó là bình thường. Nhưng khi lòng tin tưởng cơ bản đã bị phá vỡ thì lúc đó có vấn đề thật sự”.

Một “não trạng của Trump” đang hành động?

Nhà nghiên cứu tôn giáo nhấn mạnh, dù sao phía “chống giáo hoàng” chỉ là một thiểu số nhỏ trong Giáo hội Mỹ, “nhưng đó là một thiểu số rất tích cực và có ảnh hưởng. Những người này có mặt trong giới truyền thông và có được sự hỗ trợ chính trị”. Nhóm cực kỳ-bảo thủ này chủ yếu là do giáo dân cầm đầu. Theo giáo sư Faggioli thì cuộc chiến của họ có tính cách chính trị hơn là tính cách tôn giáo và thần học. “Sự hung bạo của các hành động này có thêm điều kiện thuận lợi trong bối cảnh xã hội-chính trị hiện nay. Từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm chính quyền. Một não trạng hận thù bài-thể chế được thiết lập ở Mỹ. Việc đặt lại vấn đề uy quyền ngày càng được chấp nhận rộng rãi hơn”.

Người công giáo dưới áp lực

Một não trạng như thế ảnh hưởng các quan hệ giữa Giáo hội và xã hội Mỹ. Giáo sư Massimo Faggioli mô tả, hiện nay có một bầu khí rất nặng nề trong nước. “Người công giáo bị sốc và họ cảm thấy mình bị áp lực”. Giáo sư cho biết, ông quen nhiều linh mục và họ không dám mặc áo tu sĩ khi ra đường. Các lời nói hung bạo, thậm chí còn hung bạo đến cơ thể được báo cáo ở một vài vùng trong nước Mỹ. Cũng linh mục cũng thường hay bị thóa mạ trong thánh lễ. Tuy nhiên giáo sư không nghĩ tình trạng bạo lực này sẽ lan rộng và kéo dài. Theo ông, vấn đề này chỉ tạm thời do giới truyền thông nhắc đến nhiều qua các vụ lạm dụng tình dục. 

Một Giáo hội mạnh nhưng dễ tổn thương

Dù vậy, chắc chắn các sự kiện này sẽ tác hại lâu dài đến hình ảnh của Giáo hội, trong vài năm tới, Giáo hội sẽ mất ảnh hưởng của mình trong xã hội.

Trên điểm này, Giáo sư Massimo Faggioli ghi nhận, quan điểm của Giáo hội công giáo Mỹ khác với Giáo hội công giáo Âu châu: “Người Mỹ có những mong chờ đặc biệt với các thể chế. Từ khi họ trả tiền, họ muốn nhận lại các phục vụ đầy đủ cho họ. Họ mong các thể chế phải hiệu quả, minh bạch và có báo cáo đầy đủ. Đó là lý do vì sao Giáo hội công giáo vẫn là một Giáo hội rất mạnh và giàu, nhưng đặc biệt dễ bị tổn thương trong cơn khủng hoảng”.

Hội đồng giám mục bị khủng hoảng

Giáo sư Massimo Faggioli nhấn mạnh: “Hiện nay những người bị tác động nhiều nhất là các giám mục. Họ bị cô lập và không có hỗ trợ. Họ sẽ nỗ lực để có các sáng kiến tái tạo lại một chút cái gọi là hiệp nhất”.  Điều này có thể thực hiện qua một hội nghị ngoại thường hay một chuyến tông du của giáo hoàng đến nước Mỹ.

Theo giáo sư chuyên gia về tôn giáo, cuộc khủng hoảng mới nhất này sẽ có một tác động rất lớn đến chính trị nước Mỹ vì dù sao Giáo hội công giáo là một tiếng nói được người dân nghe. Nhất là Giáo hội luôn thường xuyên lên tiếng chỉ trích các quyết định của chính quyền Trump. Giáo sư cho biết: “Nếu uy quyền đạo đức của Giáo hội suy yếu thì các thế lực chống đối chính quyền hiện nay cũng sẽ suy yếu”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc: Phản ứng như thế nào 

Giáo hội Công giáo, xin đừng từ chức