Đức Giáo hoàng và Tổng thống Macron: Hai người dòng tên, mắt trong mắt

891

Đức Giáo hoàng và Tổng thống Macron: Hai người dòng tên, mắt trong mắt

lavie.fr, Olivia Elkaim, 2018-06-20

Được nuôi dạy theo sư phạm I-Nhã từ thời đi học, tổng thống tứ tuần sẽ gặp giáo hoàng bát tuần, họ có tố chất dòng tên cho đến tận chân tóc. Cái gì kết nối họ, cái gì làm họ chống nhau?

Trước hết hai người này giống nhau ở nụ cười, ở tinh thần vui vẻ, đó là điều chắc chắn! Đức Phanxicô, với cách tiếp đón luôn nhã nhặn nồng hậu, người đầy lòng nhân hậu sẽ đối diện với tổng thống trẻ, bậc thầy trong nghệ thuật tạo hấp dẫn! Giáo hoàng dòng tên người Argentina đầu tiên của lịch sử, lần đầu tiên gặp tổng thống trẻ mới về Điện Élysé một năm, rửa tội khi 12 tuổi và được nuôi dạy theo sư phạm dòng tên từ khi còn nhỏ. Học ở trường Quan Phòng (Providence) ở thành phố Amiens, một trong 14 trường của Dòng Tên ở Pháp, Emmanuel Macron có cách nói và cách làm chính trị mang dấu ấn của kinh nghiệm này. Thậm chí có thể làm cho giáo hoàng cười. Linh mục Pascal Sevez, giám đốc hiện nay của Trung tâm nghiên cứu sư phạm I-Nhã, cựu giám chức viện nghiên cứu Sainte-Geneviève, nơi có lớp chuẩn bị nổi tiếng của Versaille, linh mục tuyên bố: “Một người thông minh tinh quái gặp một người thông minh tinh quái khác, nhanh nhẹn hoạt bát…”.

Đạo đức sinh hóa, Âu châu, người di dân… Đề tài để nói chuyện không thiếu và dịp để bất đồng cũng không thiếu. Nhưng để đề cập đến các vấn đề này, họ có nói quanh không? Đối thoại của họ có đi con đường giải nghi học không (casuistique)? Họ có nhân nhượng các vấn đề tế nhị để làm vui lòng nhau không? Nói cách khác, họ có chẻ sợi tóc làm bốn như thói quen thường thấy ở các người dòng tên mà không làm buồn cười không? Đôi khi các tu sĩ Dòng Tên buồn vì thấy hình ảnh của Dòng bị xuống cấp. Dòng được Thánh I-Nhã thành lập năm 1534. Linh mục Pascal Sevez cho biết, danh từ “dòng tên, jésuite” bị cho là một sỉ nhục. Tag #jesuite trên Twitter đồng nghĩa với “đạo đức giả” hay “gió xoay chiều”, “vì chúng tôi luôn sống trong căng thẳng”, ngài nhấn mạnh. “Dòng được thành lập vào thời ba-rốc, khi các kiến trúc Versaille lấy nước làm chất liệu ổn định và lấy đá cẩm thạch làm chất liệu không ổn định.” Họ khéo léo trong nghệ thuật xử lý các nghịch dụ, một phong cách mà Tổng thống Emmanuel Macron nói trong bữa ăn nói chuyện về giai đoạn cuối của cuộc đời, để nói về việc tự tử được hỗ trợ vào tháng hai vừa qua ở Điện Élysée.

Một người thông minh tinh quái gặp một người thông minh tinh quái khác, rất nhanh nhẹn hoạt bát – Pascal Sevez, linh mục Dòng Tên

Các tu sĩ Dòng Tên là đệ tử của “cùng một lúc”, họ có nghệ thuật uyển chuyển và đặt tầm quan trọng khởi đi từ sự phức tạp của một trạng huống cá nhân để xem làm thế nào Tin Mừng có thể có tác dụng ở đó. Trong kỳ Thượng hội đồng về gia đình năm 2014 và năm 2015, Đức Phanxicô muốn nghiên cứu trước hết thực tế của các gia đình ngày nay mà ngài xem đó là các gia đình bị “tổn thương”. Nơi Tổng thống Emmanuel Macron, cách làm này được thấy rõ qua ảnh hưởng của triết gia Paul Ricœur, được nhận thấy qua việc giải thích một cách tế nhị các cải cách đôi khi rất phức tạp khi Quốc hội bàn đến các vấn đề như thực phẩm, đạo đức sinh hóa…, khi mỗi người có thể nói quan điểm của mình trước khi một đạo luật được thông qua để áp dụng cho tất cả mọi người.

Một năng động của hình ảnh và của trí tưởng tượng

Theo linh mục Pascal Sevez, các tu sĩ Dòng Tên thiện nghệ trong nghệ thuật “săn sóc cá nhân, cura personalis”, một quan tâm đặc biệt đến con người mà chúng ta thấy trong tinh thần “khoan dung nhân hậu” mà Tổng thống trẻ và nhóm của ông đặt lên hàng đầu. Linh mục Sevez giải thích: “Chúng ta không còn ở thời kỳ ‘làm hỏng đi, thằng khốn’ của  cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy. Tổng thống Macron luôn có một con đường để mọi người cùng làm việc chung với nhau”. Vì thế Macron luôn giao tiếp như ở Hội nghị nông lâm vào cuối tháng 2-2018, tại đây ông bị la ó. Tuy vậy ông luôn đem cơ hội đến cho người dân. Cách đây một năm, sự đổi mới trong Quốc hội là một bằng chứng:  các người trẻ, rất nhiều phụ nữ, những người từ nhiều thành phần khác nhau của xã hội dân sự đã được bầu, những người sẽ chẳng bao giờ được bầu trong các tình huống chính trị khác.

Cuối cùng là linh đạo Dòng Tên, một năng động theo hình ảnh và trí tưởng tượng thấy được trong tầm quan trọng ở bộ môn kịch nghệ ở trường. Chàng thanh niên trẻ Emmanuel Macron đã rút tỉa được cách dạy theo hình ảnh này ở trường Quan Phòng, thành phố Amiens (nơi Brigitte, người vợ tương lai của ông lúc đó là giáo sư kịch nghệ). Linh mục Pascal Sevez cho rằng: “Sức mạnh của lời trong kitô giáo được diễn tả qua kịch nghệ, qua nghệ thuật hùng biện, một khía cạnh sâu đậm của đối thoại”. Việc dàn dựng hình ảnh trong khi tranh cử, đứng trước kim tự tháp bảo tàng viện Louvre, vượt ngoài nghệ thuật truyền thông bình thường, chúng ta thấy gốc rễ của quá trình học vấn ở trường của các tu sĩ Dòng Tên giảng dạy.

Nhưng trong hai người sẽ nói chuyện với nhau này, chắc chắn Đức Phanxicô mang tính chất Dòng Tên nhiều nhất. Linh mục Pascal Sevez sẽ kêu lên: “Không có hình!” Chân trời chuẩn của Đức Phanxicô được ấn định bằng Tin Mừng. Ngài không tương đối hóa cũng không tự do, nhất là về các vấn đề xã hội. Chắc chắn đây không phải là trường hợp của Tổng thống Emmanuel Macron, người theo truyền thống de Gaulle, không biểu lộ đức tin của mình ra trước công chúng.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc: Phanxicô, Emmanuel Macron, hai người, một phong cách?

Biểu lộ đức tin rất tự nhiên nơi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

“Nơi Tổng thống Emmanuel Macron, ông có một quan tâm cho vấn đề thiêng liêng”