Lạm dụng tình dục: #MeToo làm nhúc nhích các làn ranh
lavie.fr, Anne-Laure Filhol, 2018-06-06
Với hashtag nổi tiếng #MeToo, phong trào giải phóng lời của các nạn nhân kêu gọi chấm dứt loại văn hóa bí mật trong xã hội cũng như trong Giáo hội. Nhưng phong trào đụng với các kháng cự kiên cố trong các thể chế.
Sau khi vụ bê bối tình dục của nhà sản xuất phim Mỹ Harvey Weinstein được đưa ra ánh sáng, ông bị cáo buộc tấn công tình dục và hãm hiếp hàng trăm phụ nữ, từ đó hiện tượng này đã được nhắc đến không ngừng. Các vụ khám phá mới tuôn ra từ mọi phía, #MeToo (Tôi cũng vậy) rồi #BalanceTonPorc (Quân bình Con heo của bạn), trên các trang mạng xã hội, trên báo chí.
Bà Marie-Jo Thiel, bác sĩ và giáo sư luân lý ở Đại học Strasbourg cho biết: “Trước đây, khi họ tự tin, các phụ nữ đã đề cập đến vấn đề sách nhiễu, đến nạn ma-sô. Nhưng vụ Weinstein là giọt nước làm tràn chiếc ly. Như thử người ta nôn ra những dư thừa đã chất chứa trong người từ lâu và bây giờ người ta không còn chịu được nữa”.
Nữ tu Véronique Margron, giám tỉnh Dòng nữ Đa Minh và là chủ tịch Hội đồng nam nữ tu sĩ Pháp hỗ trợ: “Chắc chắn chúng ta đã thấy, các phụ nữ liên hệ đến vấn đề, họ đã dám lên tiếng và bây giờ được lan rộng, rằng từ nay các thái độ lạm dụng, các việc sách nhiễu là không thể chịu đựng được nữa. Nhưng tôi sẽ thận trọng khi khẳng định, từ khi có phong trào #MeToo, đã có tiến triển trong việc tiếp nhận các lời than phiền. Bởi vì sự tiếp nhận này phải đi qua công lý. Lên tiếng là một chuyện, nhưng các lời than phiền này phải được đưa ra tòa, dẫn đến một phiên xử, để cuối cùng lời lên án này phải đi đến cùng”.
Tôi sẽ thận trọng khi khẳng định, từ khi có phong trào phong trào #MeToo, đã có tiến triển trong việc tiếp nhận các lời than phiền. – Nữ tu Véronique Margron, chủ tịch Hội đồng nam nữ tu sĩ Pháp.
Theo bà Marie-Jo Thiel và nữ tu Véronique Margron thì giải phóng lời chỉ là giai đoạn đầu tiên. Đối với bà Marie-Jo Thiel, công việc nền tảng là làm nổi bật chỗ đứng và vai trò của người đàn ông, người phụ nữ, với sự thông hiểu cần thiết, rằng các vấn đề này cũng như các vấn đề khác, đó là việc “xây dựng xã hội”. Nữ tu Véronique Margon hoàn toàn đồng ý: “Nếu chúng ta muốn các ứng xử thay đổi thì sự thay đổi này cũng phải có trong tất cả các thể chế của xã hội, trong các lãnh vực hãng xưởng, thể thao, show-biz… Nếu không thì cái vỏ bọc này chỉ dẫn đến một sự thất vọng vô cùng não nề hơn”.
Từ lãnh vực giải trí trình diễn đến thể thao, từ học đường đến Giáo hội, tất cả thể chế gần như bên trong đều bị chao đảo khi họ đứng trước cách quản lý về các vụ lạm dụng quyền uy của họ. Nhờ lời được giải phóng, tấm màn che bị bung ra cho thấy các nạn nhân không được các người có trách nhiệm trong các thể chế che chở.
Bà Lucetta Scaraffia, giám đốc trang phụ trương “Phụ nữ, Giáo hội, Thế giới” của báo L’Osservatore Romano lên tiếng: “Về phần các thể chế, khi nào họ cũng muốn bảo vệ hình ảnh của mình, mặc cho sự thật có như thế nào. Ngày nay, trong lòng các thể chế, thế tục cũng như Giáo hội, chúng ta hiểu điều này không thể nào tiếp tục làm như vậy được nữa”.
Trước đây, Giáo hội mặc nhiên là tốt. Bây giờ người ta cho rằng, Giáo hội phải có bằng chứng chứng minh mình là tốt. Bà Lucetta Scaraffia, sử gia, giám đốc phụ trương “Phụ nữ, Giáo hội, Thế giới” của báo L’Osservatore Romano.
Đối với bà Scaraffia, các phong trào hiện nay – như phong trào #MeToo – chắc chắn có ảnh hưởng trên Giáo hội, trong chừng mực từ nay rất khó để giữ bí mật: “Tương quan với các nạn nhân đã hoàn toàn thay đổi: không thể nói mình không có bằng chứng. Một số lớn nạn nhân tố cáo cùng một linh mục, những nạn nhân này không biết nhau, thì đó là một yếu tố thêm nữa cho sự thật của các sự việc đã xảy ra”. Từ nay, vấn đề là xem thể chế có giữ lời hứa của mình không, bà Lucetta Scaraffia phân tích: “Trước đây, Giáo hội mặc nhiên là tốt. Nếu bất cứ ai chỉ trích Giáo hội thì người đó phải có bằng chứng họ nói đúng. Bây giờ thì ngược lại: người ta cho rằng Giáo hội phải có bằng chứng chứng minh mình là tốt”.
Với các lời được làm sáng tỏ như trên đã nảy sinh ra ý tưởng, đàng sau lạm dụng tình dục thường che giấu một lạm dụng khác, lạm dụng quyền lực. Nhưng theo nữ tu Véronique Margron, việc ý thức này vẫn còn “xa xa chung chung ” trong Giáo hội, nơi tương quan liên hệ không phải lúc nào cũng được làm một cách tự động: “Rất thường khi, người ta chỉ tập trung vào bạo lực khi có vụ lạm dụng tình dục gây ra; nhưng người ta không thấy một cách hiển nhiên, nếu một người đã hành xử như vậy, là vì địa vị uy quyền của họ đã dẫn họ đến việc tự cho mình có một uy quyền tối cao như thế”. Và khi thể chế công nhận mình đã để cho kẻ đồi bại hành động thì chắc chắn phải đưa đến việc đặt lại vấn đề với tập thể. “Giáo hội phải tự hỏi về phần trách nhiệm của mình, không phải trong tội ác đã phạm, nhưng trong cách mà Giáo hội đã để cho người này ở trong Giáo hội, để họ phạm loại lạm dụng này, lạm dụng uy quyền, lạm dụng quyền lực đưa họ đến việc lạm dụng tình dục. Theo tôi, chính ở khâu này mà Giáo hội chưa làm”.
Trong Giáo hội, lạm dụng tình dục núp đang sau uy quyền của Chúa, và đó là điều nặng nhất. – Yves Hamant
Mặc dù có những cơ chế tương tự giữa lạm dụng quyền lực và lạm dụng tình dục, nhà trí thức công giáo Yves Hamant quan sát thấy một khác biệt rất rõ giữa Giáo hội và các thể chế khác: “Lạm dụng tình dục núp đang sau uy quyền của Chúa, và đó là điều nặng nhất”. Ông cũng ghi nhận, trong Giáo hội, phản xạ đầu tiên của thứ trật, và bây giờ vẫn còn, là cố gắng dàn xếp sự việc trong nội bộ. “Giáo hội chỉ phản ứng dưới áp lực của các cơ quan truyền thông. Ở Pháp, phải cần đến sự đấu tranh của Lời được Giải phóng, ở Chi-lê, phải cần đến các nạn nhân của linh mục Karadima…” Vì thế nhà trí thức công giáo Yves Hamant cho thấy, rõ ràng ông dè dặt nhiều hơn các người khác về tác động tích cực của các phong trào như phong trào #MeToo. Ông cho biết: “Ngược lại, theo tôi một số người công giáo còn muốn làm giảm nhẹ các vụ tai tiếng, họ nói: xem kìa, đâu có phải chỉ trong Giáo hội mới có!”
Marta An Nguyễn dịch
Xin đọc: Lạm dụng tình dục trong Giáo hội: kết hiệp toàn cầu các hiệp hội nạn nhân