Phỏng vấn Giám mục Charles Scicluna về sự nghiêm nhặt của Giáo hội trước vấn nạn ấu dâm

401

Phỏng vấn Giám mục Charles Scicluna về sự nghiêm nhặt của Giáo hội trước vấn nạn ấu dâm

Báo công giáo Ý “Avvenire” có bài phỏng vấn Giám mục Charles Scicluna về sự nghiêm nhặt của Giáo hội trước vấn đề ấu dâm. Bài phỏng vấn vào năm 2010 dưới thời Đức Bênêđictô XVI

vatican.va, 2010-03-13

Giám mục Charles J. Scicluna là Chưởng lý ở Viện công tố của Bộ Giáo lý Đức tin. Ngài phụ trách điều tra các “tội nghiêm trọng” (Delicta Graviora), các tội mà Giáo hội cho là nặng nhất, tội chống lại Phép Thánh Thể, tội vi phạm đến bí mật tòa giải, tội hãm hiếp trẻ vị thành niên của hàng giáo sĩ. Tự sắc năm 2001 về việc Bảo vệ tính chất thánh thiêng của các Bí tích (Sacramentorum sanctitatis tutela) đã giao công việc này cho Bộ. Vì vậy chưởng lý phải giải quyết vấn đề khủng khiếp của các linh mục phạm tội ấu dâm mà các vụ này thường ở trang đầu các báo. Giám mục Charles J. Scicluna là người rất thận trọng và nổi tiếng không để bị ảnh hưởng.

Kính thưa cha, cha nổi tiếng nghiêm khắc nhưng Giáo hội lại bị kết án một cách có hệ thống là thường hòa giải với các linh mục ấu dâm.

Trong quá khứ, do hiểu sai trong việc bảo vệ danh tiếng của thể chế mà các giám mục khoan dung cho các trường hợp đáng buồn này. Họ phải thực hành, vì ở mức độ nguyên tắc, các tội ác này luôn phải lên án nghiêm khắc và phải rõ ràng. Với thế kỷ trước, chỉ cần xem chỉ dẫn trong “Tội gạ gẫm” (Crimen Sollicitationis) năm 1992…

Chứ không phải năm 1962?

Phiên bản đầu tiên có từ thời Đức Piô XI, Tòa Thánh làm một phiên bản mới dưới thời Đức Gioan XXIII để cho các Nghị phụ Công đồng. Nhưng 2000 ấn bản không đủ nên đã không phân phối. Dù sao đây là các tiêu chuẩn phải theo trong trường hợp có các khám phá do xưng các tội nặng nhất và về loại tình dục như tội hiếp dâm trẻ vị thành niên…

Các tiêu chuẩn này được đề nghị bảo mật.

Một bản dịch tiếng Anh không đúng cho rằng Tòa Thánh áp đặt bí mật để che giấu sự thật, nhưng không đúng như vậy. Bí mật của bản chỉ dẫn dùng để bảo vệ danh tiếng cho những người liên hệ, cho nạn nhân cũng như cho các linh mục bị kết án vì họ cũng được hưởng quyền giả định là vô tội. Giáo hội không thích loại công lý trình diễn. Các tiêu chuẩn về lạm dụng tình dục chưa bao giờ được xem như sự cấm cản tố cáo về mặt pháp lý hình sự.

Điều đó nói rằng, tài liệu này thường được trích dẫn để cáo buộc Đức Giáo hoàng hiện tại (cuộc phỏng vấn năm 2010 dưới thời của Đức Bênêđictô XVI), khi ngài là bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức tin là người trách nhiệm của chính sách che giấu các sự kiện thuộc về Tòa Thánh…

Sự cáo buộc này là không căn cứ, thậm chí là vu khống. Một số sự kiện. Giữa các năm 1975 và 1985 không có một trường hợp ấu dâm nào của hàng giáo sĩ được báo cho Bộ. Sau khi ban hành bộ Giáo luật năm 1983, đã có một khoảng thời gian không chắc chắn về các “tội nghiêm trọng” và sau đó là thuộc lãnh vực của chúng tôi. Chỉ với Tự sắc năm 2001 mà tội ấu dâm mới thuộc chuyên ngành của chúng tôi, và từ đó Hồng y Ratzinger đã xử lý các vấn đề này một cách kiên quyết. Ngài tỏ ra rất can đảm trong việc đối phó với các trường hợp cực kỳ tế nhị. Cáo buộc Giáo hoàng hiện nay che giấu vấn đề là hoàn toàn vu khống.

Điều gì sẽ xảy ra khi một linh mục bị cáo buộc “phạm tội nghiêm trọng?”

Nếu cáo buộc là có thể thực thì giám mục sở tại có nhiệm vụ phải điều tra về đối tượng của tiến trình cũng như tính xác thực của nó. Nếu cuộc điều tra sơ bộ xác nhận sự cáo buộc này, thì giám mục không còn quyền hành động nữa mà phải chuyển hồ sơ cho Văn phòng kỷ luật của Bộ chúng tôi.

Văn phòng này gồm những ai?

Tôi là một trong các cấp cao của Bộ, cùng với Linh mục trưởng Văn phòng là cha Pedro Miguel Funes Diaz và bảy giáo sĩ khác, một giáo dân chuyên về luật hình sự lo các việc này. Các nhân viên khác của Bộ hợp tác khi có chuyện cần thiết, nhất là về lãnh vực ngôn ngữ.

Văn phòng này bị cho là ít hoạt động và chậm chạp…

Khẳng định như vậy là không đúng. Năm 2003 và 2004 có một loạt trường hợp gởi đến Bộ, đa số là từ Mỹ gởi qua. Từ đó, hiện tượng này đã giảm xuống và chúng tôi cố gắng giải quyết các hồ sơ theo đúng thời gian.

Cho đến bây giờ cha đã giải quyết bao nhiêu hồ sơ?

Từ năm 2001 đến năm 2010, có vào khoảng 3 000 vụ cáo buộc các linh mục địa phận hay các tu sĩ về các tội đã phạm trong 50 năm đã qua.

Như thế có 3000 trường hợp linh mục ấu dâm?

Chúng ta không thể nói như vậy vì chung chung có 60% trường hợp là các hành động “dụ dỗ” các trẻ vị thành niên cùng phái. Trong các trường hợp khác thì 30 % là dụ dỗ tình dục khác giới và 10 % còn lại là dụ dỗ các bé trai tuổi dậy thì. Như thế trong chín năm có khoảng 300 trường hợp các linh mục ấu dâm. Chắc chắn là quá nhiều, nhưng phải ghi nhận hiện tượng này không trải rộng ra như người ta nghĩ.

Có bao nhiêu vụ án và kết án trên 3000 trường hợp này?

Trước hết, trong 20% trường hợp, tòa hình sự hay hành chính đã diễn ra trong giáo phận thẩm quyền dưới sự giám sát của chúng tôi. Rất hiếm khi có phiên tòa tại Vatican, như thế cũng làm cho tiến trình được nhanh. Trong 60% trường hợp, chính yếu là do tuổi đã quá cao của những người bị buộc tội nên không có xét xử mà có các biện pháp kỷ luật như cấm họ dâng thánh lễ trước công chúng, không giải tội hoặc buộc phải có đời sống ẩn mình và ăn năn hoán cải. Nếu trong thể loại này có những trường hợp đặc biệt được báo chí nói đến thì tuyệt đối không thứ tội. Nếu không có lên án chính thức thì im lặng và cầu nguyện.

Còn 20 % còn lại?

Một nửa này là những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, dựa trên các chứng cớ hiển nhiên, Đức Giáo hoàng lấy trọng trách đau đớn chuyển họ xuống cấp bậc giáo dân. Đây là biện pháp cực kỳ nặng nhưng không tránh được. Một nửa còn lại là các linh mục tự xin ra khỏi bổn phận mục vụ. Trong số này là các linh mục tàng trử các sản phẩm ấu dâm-khiêu dâm, bị tòa án hình sự lên án về tội này.

3000 vụ nêu lên xuất phát từ đâu?

Chủ yếu là ở Mỹ, từ năm 2003-2004 đã có 80% trường hợp. Năm 2009 xuống còn 25 % trong số 223 hồ sơ mới đến từ khắp nơi trên thế giới. Từ năm 2007 đến năm 2009, trung bình hàng năm có 250 vụ được báo cho Bộ chúng tôi. Nhiều nước chỉ báo một hay hai trường hợp, số lượng nước liên hệ đến hiện tượng cũng giảm. Cần nhớ là chúng ta có 400 000 linh mục địa phận và tu sĩ trên thế giới, một con số không liên quan đến nhận thức do các trường hợp này bị phơi bày trên báo chí.

Còn ở Ý?

Cho đến bây giờ vấn đề này không có tầm mức bi thảm, dù có khi tôi cũng lo cho loại văn hóa im lặng vẫn còn quá phổ biến. Tuy nhiên, hội đồng giám mục Ý có một dịch vụ kỹ thuật-pháp lý rất tốt để giúp các giáo phận đối phó với các trường hợp này. Chúng ta phải ca ngợi sự cam kết ngày càng mạnh của các giám mục để đưa ra ánh sáng các trường hợp được báo cáo lên.

Cha nói các thủ tục pháp lý chỉ tiến hành với 20% trong số 3000 trường hợp được kiểm tra trong chín năm vừa qua. Tất cả có kết thúc bằng việc kết án các bị cáo không?

Mặc dù các vụ án đều kết thúc bằng một kết án, nhưng có một vài trường hợp, linh mục được vô tội hay các lời cáo buộc không đủ chứng cớ. Điều đó muốn nói, trong mỗi trường hợp người ta đánh giá tội lỗi của người bị cáo buộc cũng như khả năng chu toàn mục vụ của họ.

Người ta thường cáo buộc các cấp trong giáo hội không đưa ra tòa hình sự trường hợp các linh mục phạm tội ấu dâm được báo cáo lên.

Trong các nước thuộc nền văn hóa pháp lý anglo-saxon và cả nước Pháp, chung chung các giám mục biết các tội ác của các linh mục của họ ngoài tòa giải tội, nên bắt buộc họ phải nhờ đến luật pháp hình sự. Đó là trường hợp nặng vì các giám mục này như người cha buộc phải tố cáo con mình. Trong những trường hợp này, chúng tôi đề nghị họ phải tôn trọng luật hình sự.

Và nếu giám mục không tôn trọng?

Trong các trường hợp này Bộ không bắt buộc các giám mục tố cáo linh mục của mình nhưng Bộ khuyến khích các nạn nhân tố cáo người tấn công họ. Chúng tôi khuyến khích các giám mục cung cấp cho các nạn nhân này mọi sự giúp đỡ cần thiết, chứ không phải chỉ về mặt thiêng liêng. Trong trường hợp gần đây có một linh mục bị tòa án hình sự Ý kết án, chính Bộ đã đề nghị các người tố cáo yêu cầu có một tiến trình giáo luật để báo động cho tòa hình sự. Điều này là vì lợi ích cho các nạn nhân và để tránh các trường hợp phạm tội mới.

Thời gian hiệu lực để tố cáo có áp dụng cho các trường hợp “tội nghiêm trọng” không?

Ông nói đến một điểm tế nhị. Trước năm 1898, nguyên tắc thời gian hiệu lực hình sự thì xa lạ với luật của Giáo hội. Chỉ với Tự sắc Bảo vệ tính chất thánh thiêng của các Bí tích năm 2001 người ta mới đưa vào thời gian quy định cho các tội nghiêm trọng là mười năm. Đối với các tội có tính cách tình dục thì thời gian mười năm này bắt đầu khi nạn nhân mười tám tuổi.

Như thế có đủ không?

Trên thực tế cho thấy thời gian mười năm này không phù với các trường hợp tội nghiêm trọng. Sẽ tốt hơn nếu trở về với hệ thống trước đây, không ấn định thời gian cho các trường hợp “tội nghiêm trọng”. Điều đó cho thấy, ngày 7 tháng 11 năm 2002, Đức Gioan-Phaolô II giao cho Bộ Giáo lý Đức tin có quyền xét từng trường hợp một theo yêu cầu của giám mục liên hệ. Và thường được chấp thuận.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc: Đức Phanxicô gởi Tổng Giám mục Scicluna đến Chi-lê để nghe các nạn nhân bị lạm dụng tình dục 

Sau sứ vụ ở Chi-lê, Đức Giám mục Scicluna cám ơn về lòng tin tưởng và sự lắng nghe