Từ chức của các giám mục Chi-lê: “Chúng ta đang ở trong bước ngoặt trong cuộc chiến chống ấu dâm”
Đức Phanxicô ở nhà thờ chính tòa Santiago, Chi-lê, ngày 16 tháng 1-2018, REUTERS/Luca Zennaro
lavie.fr/religion, Sophie Lebrun và Sixtine Chartier, 2018-05-18
Do sự quản lý thảm khốc của mình trong vụ tai tiếng ấu dâm trong Giáo hội, ngày 18 tháng 5, 34 giám mục Chi-lê đã đệ đơn từ chức lên giáo hoàng. Một tình huống hoàn toàn chưa từng có. Linh mục tâm lý gia Stéphane Joulain, , trả lời báo Sự sống, cha là tác giả cuốn Cuộc chiến chống lạm dụng trên trẻ em.
Các giám mục Chi-lê đệ đơn từ chức tập thể lên giáo hoàng. Đây là chuyện đầu tiên?
Đây là chuyện chưa từng có! Lần đầu tiên một hội đồng giám mục ý thức trách nhiệm tập thể của mình trong cuộc khủng hoảng tình dục trên trẻ vị thành niên. Đây là một quyết định rất quan trọng đối với các nạn nhân. Họ theo sát phản ứng của giáo hoàng.
Trách nhiệm tập thể của Giáo hội là một đòi hỏi mà các nạn nhân của các linh mục ấu dâm đã yêu cầu từ những năm 2000 khi các vụ này bùng nổ. Chúng ta có đang chứng kiến bước ngoặt của Giáo hội công giáo trong việc xét mìnhny không?
Cách đây vài năm tôi đã đề nghị từ chức tập thể và người ta trả lời cho tôi là điều này không thể được. Bây giờ một bước ngoặt đã được bước qua, sau cuộc thảo luận của các giám mục Chi-lê với Đức Phanxicô trong tuần vừa qua: một sự xét mình đòi hỏi phải có công lý, sự cần thiết phải nhận trách nhiệm tập thể.
Xin đọc: Làm thế nào để “săn sóc” các linh mục ấu dâm?
Các linh mục bị kết án tội ấu dâm bây giờ như thế nào
Đức Giáo hoàng có chấp nhận cho 34 giám mục Chi-lê từ chức không?
Ngài sẽ phải quyết định, nhưng có thể ngài sẽ không chấp nhận từ chức tất cả. Tuy nhiên tôi không nghĩ tất cả các giám mục Chi-lê đều phạm sơ suất. Sự từ chức tập thể này cũng có thể các giám mục Chi-lê không muốn người này, người kia bị nhắm đến một cách đặc biệt. Về mặt công lý, giáo hoàng có bổn phận phải đưa ra những người có trách nhiệm. Có thể ngài sẽ xét từng trường hợp một.
Mặt khác, việc sợ hãi một cuộc khủng hoảng cơ chế là không có cơ sở. Đây không phải là lần đầu tiên Giáo hội đi qua cơn khủng hoảng và Giáo hội có thể vượt qua. Cuộc khủng hoảng có thể đặt Giáo hội Chi-lê ở trong tình trạng chờ và làm chậm lại sự phát triển, nhưng không làm cho Giáo hội biến mất, bởi vì Giáo hội không chỉ bị giới hạn bởi các giám mục tại chỗ.
Tiếp theo bước chân của Đức Bênêđictô XVI, Đức Phanxicô đã đẩy một phong trào cải cách đưa đến các việc xét mình thật quan trọng.
Trong quá khứ cũng đã có các nhóm giám mục xin từ chức…
Thật vậy, các giám mục Mỹ và Ai Len cũng đã làm. vào thời đó, chỉ có một vài vụ từ chức được chấp nhận. Như thế, ngày nay công việc công lý này đang được tiếp tục trong chiều hướng tích cực: Tiếp theo bước chân của Đức Bênêđictô XVI, Đức Phanxicô đã đẩy phong trào cải cách đưa đến các việc xét mình thật quan trọng.
Đức Giáo hoàng viết trong thư gởi cho các giám mục Chi-lê khi họ đến Rôma: “Có một cái gì đó trong hàng giáo phẩm bị bệnh”, đây có phải là cách đưa ra ánh sáng cội rễ tập thể của các lạm dụng tình dục không?
Ngày nay chúng ta biết tình trạng này đã kéo dài, bởi vì nó dính đến cách quản trị quyền lực của Giáo hội. Những người có thể làm như vậy vì họ biết không ai đụng đến họ được. Nên từ đầu triều giáo hoàng của mình, Đức Phanxicô đã đặt đặt cuộc chiến chống chủ nghĩa giáo quyền vào trọng tâm cải cách của mình, chống lại các linh mục quyền thế cực mạnh và thiếu khiêm tốn. Và bây giờ ngài tấn công thẳng vào vấn đề: lạm dụng “quyền lực và lương tâm”, như ngài đã viết trong thư gởi các giám mục Chi-lê.
Qua cơn khủng hoảng Chi-lê, chúng ta ở trong bước ngoặt của cuộc chiến chống lạm dụng tình dục trên trẻ vị thành niên của Giáo hội công giáo. Một sứ điệp mạnh đã được gởi đi: một giới hạn đã được đặt ra cho những chuyện không còn có thể chấp nhận được nữa.
Xin đọc: “Tôi là một phần của vấn đề, tôi gây ra chuyện này và tôi xin lỗi”
Đức Bênêđictô XVI đã nhận thức được vấn đề này trong những năm ngài ở Bộ Giáo lý Đức tin, Đức Phanxicô gần như đi theo cùng con đường nội tâm này nhưng… chỉ trong vài tháng gần đây.
Quả vậy, tôi nghĩ Đức Phanxicô buộc phải đi tới. Nhưng đây là con người có thể có khiêm tốn và muốn hiểu các chuyện. Một cách trung thực, ngài đi trên con đường hoán cải cá nhân. Ngài cho thấy ngài nhạy cảm với tiếng gọi của Thần Khí trong lòng mình. Đây là dấu hiệu tốt để Giáo hội có thể hoán cải một cách tập thể.
Trên con đường này của giáo hoàng, chúng ta thấy tầm quan trọng của các thể chế được đặt ra để chống các lạm dụng tình dục. Quan điểm công khai của hồng y O’Malley, chủ tịch hội đồng giáo hoàng bảo vệ trẻ vị thành niên cách đây vài tháng là bằng chứng. Ngài đã lên tiếng báo động nguy cơ có một hố khoảng cách giữa Giáo hội và các nạn nhân. Hội đồng giáo hoàng, dù gặp khó khăn, cũng đã giúp để lời của các nạn nhân được giáo hoàng nghe và mang lại uy tín cho họ.
Bây giờ, Đức Phanxicô có các phương tiện để nghe các nạn nhân và hiểu họ. Là tu sĩ Dòng Tên, ngài hành động theo châm ngôn: tôi thấy, tôi phán xét, tôi hành động. Sự nghiêm nhặt này của đức tin và trí tuệ rất đáng kể đối với Giáo hội.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc:Vụ Chi-lê: Lòng can đảm thảm thương của Đức Phanxicô
Chi-lê: “Sự từ chức tập thể có tính cách lịch sử”
“Sự từ chức của tất cả giám mục Chi-lê vùi đi trách nhiệm của từng người”
Ấu dâm: Tất cả giám mục Chi-lê đệ đơn lên Đức Giáo hoàng xin từ chức