Một bức thư chưa từng công bố cho thấy Đức Phaolô-VI đã từng nghĩ đến việc từ nhiệm
Đức Phaolô VI ở Nadarét ngày 5 tháng 1 năm 1964. / Epu Files / AFP
la-croix.com, Nicolas Senèze, Rôma (cùng với Vatican Insider), 2018-05-16
Một tuyển tập của các bài chưa từng công bố của Đức Phaolô-VI trong đó có một thư từ nhiệm ngài viết từ năm 1965. Trong một quyển sách nói về Đức Phaolô VI của linh mục Leonardo Sapienza, quản trị viên Phủ Giáo hoàng tiết lộ một bức thư chưa từng được công bố, trong đó Đức Phaolô VI nghĩ đến việc từ nhiệm khi “bị yếu sức không thể chữa được hoặc bệnh lâu dài hoặc trong trường hợp bị cản trở nghiêm trọng và lâu dài”.
Bức thư rất long trọng ngài viết cho niên trưởng hồng y đoàn bắt đầu như sau: “Chúng tôi, Phaolô-VI, nhờ sự Quan phòng của Chúa giám mục Rôma và giáo hoàng Giáo hội hoàn vũ, trước sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, cầu bàu danh Chúa Giêsu Kitô, Thầy của chúng ta, Chúa của chúng ta và Đấng Cứu Chuộc chúng ta”.
Chỉ hai năm sau khi ngài được bầu chọn
Sau đó là một công thức từ nhiệm rất chi tiết, trong đó ngài viết “trong trường hợp bị yếu sức không thể chữa được hoặc bệnh lâu dài hoặc ngăn cản chúng tôi hoàn thảnh đủ chức nhiệm sứ vụ tông đồ của chúng tôi, hoặc trong trường hợp bị cản trở nghiêm trọng và lâu dài”, tôi xin tuyên bố “từ nhiệm chức thánh và theo giáo luật” vừa là giám mục giáo phận Rôma vừa là người đứng đầu Giáo hội công giáo, tôi xin giao quyền lại trong bàn tay của hồng y trưởng và hồng y đảm trách các ban bộ của giáo triều La Mã và cho hồng y phụ tá giáo phận Rôma, (…) khả năng chấp nhận và điều hành việc từ nhiệm của chúng tôi, mà chỉ có điều tốt nhất của Giáo hội Thánh mời đề nghị cho chúng tôi”.
Bức thư được ký ngày 2 tháng 5 năm 1965, chỉ hai năm sau khi ngài được bầu chọn và ngài qua đời 13 năm sau, tháng 8 năm 1978.
Đức Phanxicô “ngạc nhiên”
Quyển sách của linh mục Sapienza kèm theo một phản hồi của Đức Phanxicô, ngài cho biết, đã “rất ngạc nhiên” khi đọc nhiều bài chưa từng được công bố của tác giả.
Hình ảnh của Đức Phaolô-VI đã đánh động rất nhiều đến Đức Phanxicô, các bài viết được công bố như một “chứng từ khiêm tốn và có tính ngôn sứ của một tình yêu cho Chúa Kitô và cho Giáo hội của mình, thêm một bằng chứng nữa chứng minh cho sự thánh thiện của vị giáo hoàng vĩ đại Phaolô-VI”.
Đức Phanxicô công nhận: “Điều quan trọng đối với ngài là các nhu cầu của Giáo hội và của thế giới. Và một giáo hoàng vì bệnh nặng thì không thể đảm trách sứ vụ tông đồ một cách hiệu quả được”.
Thứ bảy 19 tháng 5, Đức Phanxicô sẽ chủ tọa một công nghị để chính thức tuyên bố phong thánh nhiều thánh trong đó có giáo hoàng Phaolô-VI. Ngày phong thánh của Đức Phaolô-VI có thể vào tháng 10 sắp tới trong lần Thượng hội đồng Giới trẻ.Cựu Tổng Giám mục Oscar Romero, giáo phận San Salvador cũng có thể sẽ được phong thánh cùng một lúc với Đức Phaolô-VI, trừ khi Đức Phanxicô dời lại ngày phong thánh chờ khi ngài đích thân đến San Salvador để phong thánh vào tháng 1 – 2019 trong dịp ngài dự Ngày Thế giới Trẻ ở Panama.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc: Phong thánh các giáo hoàng: Sự hợp lý của sứ điệp được đặt lại vấn đề
Một phép lạ được công nhận do lời cầu bàu với chân phước Phaolô VI
Di sản của Giáo hoàng Phaolô VI
Di sản đích thực của Đức Giáo hoàng Phaolô VI
Đức Phaolô VI, Giáo hoàng của Công đồng
Hồng y Paul Poupard: “Đức Phanxicô là con của Công Đồng và của Đức Phaolô VI”