“Tôi là một phần của vấn đề, tôi gây ra chuyện này và tôi xin lỗi”
Các ông Cruz, Hamilton và Murillo, nạn nhân của lạm dụng tình dục ở Chi-lê trong buổi họp báo 2 tháng 5 – 2018.
“Tôi là một phần của vấn đề, tôi gây ra chuyện này và tôi xin lỗi”. Đức Phanxicô nói với ba nạn nhân bị lạm dụng tình dục ở Chi-lê trong buổi gặp cuối tuần vừa qua với họ ở Nhà Thánh Marta.
lanacion.com.ar, Elisabetta Piqué, 2018-05-02
Hôm nay các ông Cruz, Hamilton và Murillo, nạn nhân của lạm dụng tình dục ở Chi-lê có buổi họp báo về cuộc gặp gỡ của họ với Đức Phanxicô cuối tuần vừa qua.
“Tôi là một phần của vấn đề, tôi gây ra chuyện này và tôi xin lỗi”. Đó là lời Đức Phanxicô nói với các ông Juan Carlos Cruz, James Hamilton và José Andrés Murillo, ba nạn nhân đại diện cho các nạn nhân bị lạm dụng tình dục ở Chi-lê. Các ông đã ở tại Nhà Thánh Marta và đã có buổi gặp với Đức Phanxicô để chia sẻ nỗi đau, để được lắng nghe và được chính thức xin lỗi.
Trong một cuộc họp báo ở trụ sở của Hiệp hội Báo chí Nước ngoài, ba nạn nhân kể về cuộc họp riêng cũng như cuộc gặp chung của ba người với Đức Phanxicô, họ thấy “Đức Phanxicô vô cùng lãnh hội, chu đáo và thông cảm với họ trong suốt thời gian dài nói chuyện”. Họ cũng thấy ngài “thật sự sâu sắc và bị tổn thương” do nhận thức sai lầm của ngài về tình trạng ở Chi-lê, ngài kêu gọi có “hành động cụ thể” và “biện pháp quyết liệt” để vĩnh viễn chấm dứt với loại văn hóa lạm dụng quyền lực, lạm dụng tình dục và che đậy trong Giáo Hội. Một tình trạng, trong bản tuyên bố đọc trước buổi họp báo, được mô tả như các tội ác và tham nhũng không cạn kiệt ở Chi-lê, một “bệnh dịch đã hủy hoại hàng ngàn đời sống trẻ em và thanh thiếu niên” trên toàn thế giới.
Ông Cruz nói: “Đức Giáo hoàng đề cập đến nhiều đề tài và tôi chưa từng thấy ai bị tổn thương như thế khi xin lỗi. Ngài rất nghiêm trọng, tôi rất bứt rứt khi nghe ngài nói: ‘Tôi là một phần của vấn đề, tôi gây ra chuyện này và tôi xin lỗi’”, ông thú nhận ông đã khóc khi nghe ngài nói. Cũng như ông Hamilton và Murillo, các bạn của ông từ hơn mười năm trước, Cruz là nạn nhân của vụ lạm dụng tình dục của linh mục ấu dâm Fernando Karadima cách đây hơn 30 năm, ông cũng là nạn nhân của sự che đậy của các giám mục liên hệ như giám mục Juan Barros, giáo phận Osorno.
Ông Cruz cho biết: “Tôi nói với ngài không phải chỉ có giám mục Juan Barros mà còn có các giám mục Andrés Arteaga, Tomislav Koljatica và Horacio Valenzuela (giám mục của linh mục Karadima) đã biết Karadima chơi và lạm các trẻ vị thành niên”.
Vụ Barros bùng nỗ khi Đức Phanxicô đến Chi-lê tháng 1 vừa qua. Từ năm 2015, giám mục Barros được bổ nhiệm về giáo phận Osorno, Đức Phanxicô đã hậu thuẫn cho giám mục Barros chống lại mọi trở ngại. Ngài từ chối hai lần giám mục Barros xin từ chức và cho các nạn nhân như các ông Cruz, Hamilton và Murillo là “vu khống” khi buộc tội cho giám mục là bao che các hành động của linh mục Karadima. Khi Đức Phanxicô từ Chi-lê về, mọi sự đã thay đổi.
Ông Cruz giải thích: “Khi từ Chi-lê về Rôma, Đức Phanxicô không trở về trong chiến thắng vì ngài nhận ra tai họa của chuyến đi và Hội Đồng Giám Mục Chi-lê đã nói dối ngài. Ngài đã nói chuyện với một số người và quyết định gởi đặc phái viên đi Chi-lê điều tra”. Về câu hỏi vì sao Đức Phanxicô quay 180 độ, ông Cruz cho biết, trên thực tế là nhờ bản báo cáo của giám mục Charles Scicluna được Đức Phanxicô gởi đi Chi-lê điều tra, người “đã cho ngài biết, ngài đã có thông tin sai lạc”.
Sau bản báo cáo, kết quả các cuộc phỏng vấn với hơn 64 nhân chứng, trong đó có ba nạn nhân được mời đến Vatican, Đức Phanxicô đã viết một bức thư cho các Giám mục Chi-lê, trong đó ngài xin lỗi, công nhận mình đã có nhận thức sai và thông tin không cân đối, ngài cho biết sẽ có các biện pháp “ngắn hạn, trung hạn và dài hạn” để sửa các vụ tai tiếng. Từ ngày 14 tháng 5, ngài sẽ triệu tập 33 giám mục Chi-lê về Rôma.
Thông tin sai lạc
Ông Cruz cho biết: “Kết luận của tôi là Đức Phanxicô đã bị thông tin sai lạc, và bây giờ ngài đã biết rõ, dù rất đau lòng nhưng chúng tôi hy vọng, ví dụ của Chi-lê là mô hình cho các biện pháp được áp dụng trên thế giới”, ông Cruz, 53 tuổi, ông là người giữ đạo và sống ở Mỹ, ông nhiệt tình trong buổi họp báo. Ông thú nhận: “Chúng tôi vẫn còn phải xử lý, cho những gì chúng tôi đã trải qua. Đây không phải là chuyện bình thường, một giáo hoàng mời chúng tôi đến một tuần ở nhà ngài và xin lỗi”.
Bị ngược đãi và bị bôi bẩn bởi thứ trật giáo hội Chi-lê, cũng như các bạn Hamilton và Murillo của mình, ông Cruz đã hô hào rất mạnh trên các phương tiện truyền thông trong các tháng gần đây. Ông đã chỉ trích Đức Giáo hoàng rất mạnh, thậm chí ông còn nói ngài là người “nói dối” vì ông có gởi cho ngài một bức thư, ông kể chi tiết ông bị giám mục Barros ngược đãi. Bức thư được gởi đến Đức Hồng Y Sean O’Malley của Mỹ, Tổng Giám Mục Boston và là chủ tịch của Ủy ban Giáo hoàng Bảo vệ trẻ vị thành niên, cho rằng Đức Phanxicô chưa bao giờ đọc để biết thông tin sai về sự tồn tại của các nạn nhân. Ông nói: “Tôi đã không hỏi chuyện gì xảy ra với bức thư đó, cũng không nhấn mạnh chuyện này, nhưng tôi nói với ngài, tôi đã bị tổn thương khi ngài nói về vu khống, làm cho tôi đau lòng vì một giáo hoàng Argentina mà lại không biết chuyện gì đã xảy ra ở Chi-lê và tôi nói có những nhân vật độc hại liên hệ như sứ thần (Ivo Scapolo), Ezzati (Hồng y Ricardo), Errázuriz (Hồng y Francisco) và một số giám mục”, như ông đã nói trong một cuộc phỏng vấn với báo La Nacion tuần trước.
Tên của hồng y Errázuriz được nhắc đến nhiều lần trong buổi họp báo của các nạn nhân, họ lên án cựu Tổng Giám mục Santiago tiếp tay cho Karadima, đây là “tội phạm” được tự do chỉ vì đã quá thời hạn truy tố. Ông Hamilton lên tiếng: “Tôi công khai yêu cầu tổng thống của đất nước tôi đưa ra quyết định khôn ngoan nhất và phê chuẩn quy chế giới hạn thời gian tính trong các vụ lạm dụng tình dục”. Ông bị linh mục Karadima lạm dụng ngay cả khi người vợ đầu tiên của ông có mặt ở tầng trệt. Được hỏi tác động nào quan trọng nhất trong cuộc gặp với Đức Giáo hoàng, ông Hamilton trả lời không chút do dự: “Đối với tôi, đây là cuộc gặp dễ chịu và bình an. Lời xin lỗi của ngài là chân thành, nếu bạn làm lỗi, đó là chuyện bình thường của con người, nhưng nói lên lời xin lỗi là nói lên mình không thể không sai lầm”.
Về phần ông Murillo, một triết gia, ông làm việc cho một hiệp hội đấu tranh chống nạn lạm dụng trẻ em, ông cho biết: “Đối với tôi, giây phút quan trọng nhất là khi tôi nói lạm dụng và che đậy không phải là một tội, nhưng tham nhũng là một tội. Khi ngài nói, có thể tôi nghĩ có lẽ là một cái gì đó rất quan trọng”.
Ba nạn nhân, những người không che giấu cảm xúc cùng kiệt của họ do những giây phút cùng cực họ đã sống, họ xin Đức Phanxicô hành động mạnh, dù phải tôn trọng sự bí mật của “các cuộc nói chuyện thẳng thắn” của họ với ngài. Và trước các câu hỏi lặp đi lặp lại của báo chí, họ không nói những gì Đức Phanxicô đã nói với họ, cũng như các biện pháp đặc biệt nào sẽ được áp dụng để làm đổi ngược lại hiện tình ở Chi-lê, nơi Giáo hội Công giáo bị mất uy tín nhất ở Châu Mỹ La Tinh.
Ông Murillo tuyên bố: “Chúng tôi xin Đức Phanxicô không nương tay để chống lại tội ác và nạn tham nhũng xảy ra trong các vụ lạm dụng ở Chi-lê, nhưng cũng ở phần còn lại của thế giới, không những trong lãnh vực Giáo hội mà còn ở các lãnh vực khác như lãnh vực thể thao, gia đình…”. Ông nói thêm: “Có một cuộc khủng hoảng, một nạn dịch và Đức Phanxicô phải làm một điều gì đó cụ thể, tận căn và Giáo hội phải là một đồng minh trong cuộc chiến chống lạm dụng, chứ không phải là nơi ẩn náu cho các vụ che giấu”. Trong viễn cảnh sẽ có đổi mới trong Giáo hội Chi-lê, ông Murillo cảnh báo “các giám mục Chi-lê đã vận động hành lang để tự cứu mình”.
Tất cả các cựu chủng sinh của giáo xứ El Bosque, giáo xứ của linh mục Karadima trong khu phố giàu có ở Santiago, các ông Cruz, Murillo và Hamilton cho biết, Đức Phanxicô có hỏi ý kiến của họ về các khía cạnh đặc biệt và lý luận cụ thể về vấn đề lạm dụng và che đậy. Trên thực tế, họ đã đồng ý gửi các đề xuất trong những ngày sắp tới. Và họ sẵn sàng tiếp tục làm việc với ngài, qua giám mục người Tây Ban Nha Jordi Bertomeu, làm việc ở Bộ Giáo lý Đức tin phụ trách giải quyết các vấn đề lạm dụng, giám mục đã cùng đi Chi-lê với giám mục Scicluna. Ông Hamilton tuyên bố: “Chúng tôi phải đối diện với cuộc khủng hoảng lớn nhất của lịch sử Giáo Hội, một cuộc khủng hoảng nội bộ đang giết chết đức tin từ bên trong và giết chết lòng tin tưởng. Giáo hội không nên dập tắt các đám cháy như lính cứu hỏa”. Giống như các bạn cùng đi với mình, ông hy vọng thời gian ông ở Vatican, một sự kiện chưa từng thấy, sẽ đánh dấu một sự thay đổi, lật qua một trang khác, dù ông không muốn đặt tay lên lửa. Ông nói: “Đây là cơ hội thứ nhì Giáo hội có được. Và xứng đáng có. Nếu Giáo hội không thay đổi, chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh của chúng tôi cho tất cả những người bị lạm dụng trên thế giới. Nếu chúng tôi thấy có các thay đổi, có các biện pháp cụ thể, chúng tôi sẽ là người đầu tiên quay trở lại để giúp Giáo hoàng”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc: Các nạn nhân của các linh mục phạm tội ấu dâm trên thế giới kết hợp với nhau