Sandrine Bonnaire: “Đương nhiên phải đưa má trái ra!”

166

Sandrine Bonnaire: “Đương nhiên phải đưa má trái ra!”

Nghệ sĩ Sandrine Bonnaire được biết đến qua phim của điện ảnh gia Maurice Pialat, Cho tình yêu chúng ta (À nos amours) năm 1983. © Valérie Macon/AFP

pelerin.com, Laurent Djian, 2017-11-02

Tại nhà Sandrine Bonnaire, vừa đúng 50 tuổi, đừng lầm nghệ sĩ với những vai đau thương và người phụ nữ vui tính ngoài đời. 

Một lý do để bà thức dậy buổi sáng?

Có cả ngàn lý do. Tuy vậy tôi khó mà ra khỏi chiếc giường êm ấm mà tôi vừa mới mua.

Cái gì làm cho bà tốt hơn?

Các nỗi buồn: các nỗi buồn của tôi cũng như của người khác. Chúng làm cho tôi phải suy nghĩ, phải nhớ để hưởng những giây phút hạnh phúc.  

Cái gì làm cho bà sợ?

Trả lời phỏng vấn ở ban-công tầng 6 như người ta vừa mới kêu tôi làm hồi nãy. Tôi khó thực hiện được, tôi chóng mặt kinh khủng. 

Phương thuốc để chống xuống tinh thần của bà?

Nhảy một mình, ở nhà tôi. Hay cầm cây đàn ghi-ta lên, gần đây cây đàn ghi-ta là người bạn thân của tôi. 

Cái gì bà thích thay đổi ở bà?

Không còn sợ trước khi ra trình diễn. Tôi có cảm tưởng mình bị sụm trước khi lên sân khấu.

Đâu là tài năng ẩn giấu của bà?

Tôi có óc hài hước, tôi nói chuyện đùa rất hay. Các vai diễn của tôi thường là các vai buồn nên tôi không có dịp thi thố tài năng này.  

Cuốn phim bà thích nhất?

Ông vua của quả tim (Le roi du Coeur, 1966), của Philippe de Broca. Cuốn phim này tóm tắt thật tuyệt diệu thế nào là điên cuồng.

Cái gì còn lại trong tuổi thơ của bà?

Má lúm đồng tiền của tôi.

Nếu có đôi đũa thần, bà mơ thực hiện cái gì?

Giấc mơ vừa được thực hiện: vị hôn phu vừa tặng tô

i cái ba-tông để đi diễn hành. Hồi nhỏ tôi và chị tôi cắt cái thanh treo màn ra làm hai để làm.  

Bà được gặp Đức Phanxicô năm phút, bà nói gì với ngài?

Về hòa bình, về tôn trọng và cân nhắc với người khác.

Đối với bà Chúa Giêsu là…

Con Thiên Chúa… mà con người tạo ra. Nhưng dù tín ngưỡng của tôi như thế nào, các giá trị các bản văn tôn giáo vẫn có giá trị với tôi. Dĩ nhiên phải đưa má trái ra, nhưng vẫn còn có các phương tiện hiệu quả khác để tự bảo vệ mình hơn là phải dùng bạo lực. Tôi chứng nghiệm điều này với chị tôi, chị tôi bị chứng tự kỷ: khi chị bắt đầu bực dọc, tôi dùng các lời êm dịu để chị được dịu xuống. Chúng ta có được kết quả tốt đẹp với lời nói. 

Nếu bà gặp Chúa, bà muốn Ngài nói gì với bà?

“Nói đi, Ta nghe con”. Đúng ra chính tôi là người sẽ đặt cho Ngài cả lô câu hỏi. 

“Cầu nguyện” là…

Tôi thích ý niệm ngồi một mình trong nhà thờ, trong nguyện đường… Một người thân cận với tôi sống lâu ngày trong tu viện, họ đã cầu nguyện cho tôi khi tôi buồn. Tôi rất xúc động. Còn về phần tôi, tôi chỉ cầu nguyện một lần trong đời khi cô bạn thân của tôi mất. Tôi muốn tháp tùng bạn tôi với những lời của tôi trong chuyến đi cuối cùng của cô.

Marta An Nguyễn dịch