Họp tiền thượng hội đồng với người trẻ ở Vatican © Vatican Media
fr.zenit.org, Anne Kurian, 2018-03-21
Lời chúc của Đức Phanxicô trong quyển sách phỏng vấn với nhà báo, nhà văn Ý Thomas Leoncini“Tôi muốn nhìn các bạn trẻ can đảm, đầy tham vọng, cách mạng với lòng dịu dàng và chống thủ cựu”. Đó là lời chúc của Đức Phanxicô trong quyển sách phỏng vấn “Chúa thì trẻ” của nhà xuất bản Robert Laffont/Presses de la Renaissance, phát hành ngày 20 tháng 3-2018. Ngài tuyên bố: “Làm điều tốt phải trở thành nghiền, một loại nghiền mình không bao giờ được đi ra”.
Xin đọc: Nữ tu Nathalie Becquart: Các người trẻ thật sự thấy mình phải nói
Tác phẩm 160 trang được viết trong bối cảnh thượng hội đồng giới trẻ sẽ được tổ chức vào tháng 10 sắp tới. Tác phẩm gồm ba phần: “Các người trẻ là ngôn sứ và người lớn tuổi mơ; “Trong thế giới này”; “Giáo dục và học hỏi”. Trong cuộc nói chuyện với Thomas Leoncini, nhà báo, nhà văn Ý 32 tuổi, Đức Phanxicô đề cập đến nhiều chủ đề như bảo vệ môi trường, một vấn đề “phải được viết bằng chữ hoa và phải ở hàng đầu trong các chương trình chính trị”, các chủ đề khác như người di dân, các mạng xã hội, các tiến bộ kỹ thuật.
Các người trẻ là những ngôn sứ quan trọng nhất thế giới
Kết thúc buổi trao đổi, Đức Phanxicô nhắn câu nhắn can đảm: “Với tất cả các bạn trẻ, nhưng không phải chỉ có họ, tôi muốn nói: Các con đừng sợ khác biệt và các mong manh của các con; cuộc sống là duy nhất và chúng ta không thể có lại. Chúa chờ chúng ta mỗi buổi sáng khi thức dậy để làm lại cho chúng ta ơn này. Chúng ta hãy giữ ơn này với tình thương, với ân sủng và tự nhiên”.
Đối với Đức Phanxicô, “người trẻ có một cái gì của một ngôn sứ và họ phải ý thức chuyện này: họ có đôi cánh của một ngôn sứ, thái độ của một ngôn sứ, họ có khả năng nói lời sứ ngôn, nói và làm”. Ngài nhấn mạnh: “Các người trẻ là các ngôn sứ, có thể là các ngôn sứ quan trọng nhất của thế giới”.
Và “Chúa muốn người trẻ có một sứ mạng: là các ngôn sứ, và để là ngôn sứ, họ phải làm bẩn chân trên các con đường, họ đi đến với các người trẻ khác, những người đang đi tìm ý nghĩa cho cuộc đời mình, giúp những người trẻ này, các ngôn sứ là người mang hy vọng”.
“Chúa thì trẻ!”, đó là tựa của quyển sách. Đức Phanxicô giải thích: “Các nét đặc trưng của người trẻ cũng là các nét của Chúa. Ngài trẻ vì Ngài làm chuyển động mọi sự và Ngài yêu những điều mới mẻ; bởi vì Ngài làm kinh ngạc và ngài thích những chuyện kinh ngạc; bởi vì Ngài được mạc khải và Ngài có khát khao của các giấc mơ của chúng ta; bởi vì Ngài mạnh mẽ và nhiệt tình; bởi vì Ngài xây dựng các quan hệ và Ngài đòi hỏi chúng ta cũng phải xây dựng, bởi vì Ngài mang tính xã hội”.
Tìm hy vọng, tìm tự do, lời khuyên của Đức Giáo hoàng
Theo diễn tiến buổi nói chuyện, Đức Phanxicô có các lời khuyên cho các bạn trẻ, nhất là để họ tìm được hy vọng: “Khi tìm Chúa Giêsu, khi biết Ngài nghe chúng ta, khi biết tất cả đều có ý nghĩa dưới mắt Ngài”. Ngài mời gọi họ: “Khi các con dán mắt vào điện thoại di động, các con có thể dán mắt vài phút trên tràng chuỗi. Hoặc các con có thể nạp ứng dụng với tràng chuỗi ảo và cầu nguyện, Đức Mẹ không quan tâm đến hình thức, chỉ để ý đến nội dung, vậy không thành vấn đề. Đức Mẹ để tâm đến các tâm hồn chân thành”.
Khi nào thì mình cảm thấy thật sự tự do? Đức Phanxicô trả lời: “Mình chỉ cảm thấy tự do khi mình hài hòa với chính mình. Tự do và hài hòa là những chuyện không thể xây dựng trong phòng thí nghiệm: tự do và hài hòa thuộc về một tiến trình hướng nội, một tiến trình đi. Tiến trình này có thể gay go và mệt mỏi, đường dốc có thể khó đi nhưng nếu chúng ta đi theo tiến trình này với tâm hồn chân thành và trong sáng thì con đường ở cuối chân trời là con đường hài hòa”.
Ngài cũng nhắc đến Internet như một “hồng ân” giúp người trẻ lưu ý đến nhiều chủ đề hiện nay và giúp “họ giao tiếp giữa với những người kém may mắn”. Nhưng ngài cũng nhấn mạnh đến nghịch lý của mạng xã hội: “Dễ dàng lẫn lộn, tin giả thành tin thật. Nhưng nhất là… khi tin này bị cho là ‘giả’ ở mọi điểm, nhưng một khi đưa ra là mọi người bàn tán… Đối với nhiều người, bất kể tin đó đúng hay sai, chỉ cần tin này in vào đầu ai đó, tin này gây cảm xúc cho nhiều người là họ làm”.
Không có người nào mà không làm điều tốt
Đức Phanxicô chia sẻ cái nhìn lạc quan của mình về nhân loại: “Một luồng hy vọng trong tâm hồn là đủ để Chúa đi vào”. Ngài khẳng định quan điểm này: “Không có người nào mà không làm điều tốt cho người anh em mình, chúng ta tất cả là những người có tiềm năng làm chuyện tốt. Một người bị ‘lạc mất’ là bớt đi một người để làm ‘cách mạng điều tốt’. Một người hư hỏng là một thất bại cho toàn nhân loại”.
Đức Phanxicô cảnh báo với chủ nghĩa tiêu thụ: “Có vẻ như để trở thành ‘một ai đó’ thì phải có một cái gì, chứ không phải là ‘một người nào đó’, nhưng những gì chúng ta không thể mua được thì có giá trị hơn nhiều… Những gì chúng ta không thể mua như tình thương, tình bạn, lòng tự trọng, tình yêu mến thì phải cẩn trọng vun trồng, cực kỳ chăm chút duy trì, phải dốc hết sức hết lòng để làm”.
Nêu lên vấn đề người di dân là vấn đề thiết thân của ngài, Đức Phanxicô mời các bạn trẻ hãy “đặt mình vào hoàn cảnh của họ” : “Con biết cha nghĩ gì khi cha nhìn người di dân không? … cha luôn đặt câu hỏi: vì sao là họ mà không phải là mình? … Chúng ta tất cả đều có thể ở vào hoàn cảnh của họ : chúng ta phải luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, thử để đôi chân mình mang đôi giày của họ, hình dung đời mình sẽ như thế nào nếu mình không có tiền để mua những đôi giày này”.
Một câu mà không một nhà giáo nào nên nói
Thêm một lần nữa, Đức Phanxicô khuyến khích “đối thoại giữa người trẻ và người lớn tuổi”, ngài cũng nói với các người lớn, đòi hỏi họ phải có trách nhiệm với người trẻ: “Chúng ta phải xin lỗi người trẻ vì chúng ta đã không luôn xem họ nghiêm túc. Chúng ta không luôn tìm con đường cho họ, cũng không cho họ phương tiện để họ chấm dứt với tình trạng loại trừ. Thường thường chúng ta không biết làm cho họ mơ và chúng ta không có khả năng làm cho họ nhiệt tình hăng say”.
Đức Phanxicô cho rằng, các người lớn thường độc ác, họ thường làm cho người trẻ mất gốc, thay vì giúp người trẻ để họ trở thành ngôn sứ thì người lớn lại làm cho họ trở thành trẻ mồ côi, những người bị loại trừ. Các người trẻ ngày nay lớn lên trong một xã hội không gốc rễ (…) có nghĩa là một xã hội bao gồm những người, những gia đình dần dần mất mối dây liên lạc giữa họ với nhau”.
Theo Đức Phanxicô, một “nhà giáo tốt” phải đặt câu hỏi này mỗi ngày: “Ngày hôm nay tâm hồn tôi có cởi mở để chỗ cho điều ngạc nhiên đi vào không?” Và có một câu mà không một nhà giáo dục tốt nào, một cha mẹ tốt nào được quyền nói: “Con à, vì sao con muốn biết chuyện này? Con phải đậu bằng tú tài trước rồi mình nói chuyện này sau”.
Xin đọc: Đức Phanxicô: “Các bạn trẻ không được để mình bị biến chất!”
Đức Phanxicô: “Người trẻ có một cái gì của ngôn sứ”
“Chúa thì trẻ”: “Nếu chúng ta không có tinh thần hài hước thì chúng ta khó có hạnh phúc”