Stephen Hawking, nhà khoa học đã gặp bốn giáo hoàng
fr.aleteia.org, Ary Waldir Ramos, 2018-03-15
Nhà khoa học Stephen Hawking qua đời ở tuổi 76, trọn cuộc đời ông, ông đã cống hiến để dò tìm các bí mật của vũ trụ. Tuy vô thần nhưng lại là hội viên của Hội đồng Giáo hoàng về Khoa học, trong đời mình, nhà thiên văn học đã gặp bốn giáo hoàng.
“Các bạn hãy nhìn các ngôi sao, đừng nhìn vào bàn chân mình. Các bạn cố gắng cho một ý nghĩa với những gì các bạn nhìn và tự hỏi cái gì làm để vũ trụ tồn tại. Các bạn hãy có đầu óc hiếu kỳ”. Sự khao khát hiểu biết này đã hướng dẫn nhà khoa học Stephen Hawking suốt cả cuộc đời. Ông qua đời ngày thứ tư 14 tháng 3 ở tuổi 76, ông nổi tiếng qua các nghiên cứu về các hố đen cũng như rất nhiều công việc phổ biến khoa học cho đại chúng.
Xin đọc: Stephen Hawking và Chúa, một câu chuyện đầy sóng gió
Tuy ông chưa bao giờ công khai nói mình vô thần, nhưng Stephen Hawking đã có lý thuyết về sự không-cần thiết có Chúa trong việc tạo dựng vũ trụ. Trong quyển sách Một câu chuyện ngắn của thời gian: từ Big Bang đến hố đen, ông viết: “Cho đến khi nào vũ trụ có một khởi đầu thì chúng ta có thể cho rằng vũ trụ có một người tạo dựng. Nhưng nếu thực tế, vũ trụ tự tạo hoàn toàn, không có bờ, không có biên giới thì vũ trụ không có khởi đầu cũng không có kết thúc: nó đơn thuần là như thế. Như thế có chỗ nào cho người tạo dựng?”. Nhưng ông không xa Giáo hội công giáo, Stephen Hawking thích các trao đổi mà ông có thể có với các tín hữu dù họ ở trong giới khoa học hay không.
“Một khoa học gia có đầu óc sáng suốt đáng phục”
Linh mục Dòng Tên Guy Consolmagno, giám đốc Đài Quan sát Thiên văn Vatican tuyên bố: “Chúng ta thương tiếc cái chết của Stephen Hawking, một khoa học gia có đầu óc sáng suốt đáng phục, người đã mang hình ảnh con người vào ngành vũ trụ và thiên văn một cách phi thường.” Ông là hội viên của Hội đồng Giáo hoàng về Khoa học từ năm 1986, trong đời mình, ông đã gặp bốn giáo hoàng: Đức Phaolô VI, Đức Gioan-Phaolô II, Đức Bênêđictô XVI và Đức Phanxicô. Giáo hoàng đầu tiên gặp ông là Đức Phaolô VI vào năm 1975 trong một buổi họp của Hội đồng Giáo hoàng về Khoa học. Lúc đó ông 33 tuổi, Đức Phaolô VI đã tặng ông huy chương Piô XI cho những nghiên cứu của ông về hố đen. Lúc trao tặng Đức Phaolô VI đã quỳ xuống đưa huy chương cho ông. Chuyến thăm Vatican lần cuối của ông vào ngày 28 tháng 11 – 2016, ông được Đức Phanxicô tiếp kiến.
Trong các cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu người Pháp Dominique Wolton, tác giả viết trong quyển sách có tên Chính trị và Xã hội, Đức Phanxicô đã trả lời cho những người ngạc nhiên về sự gần gũi tôn trọng của mình giữa một nhà khoa học vô thần và Vatican. Ngài cho rằng cần thiết phải “hạ các bức tường và xây các cây cầu” để có thể có một đối thoại đích thực với những người nghĩ khác mình. Với chủ nghĩa duy lý thái quá, các giáo hoàng luôn trả lời bằng đối thoại và lòng thương xót.
Các giáo hoàng, với hành vi của họ mở ra với nhà khoa học, biểu tượng cho chủ nghĩa duy lý hiện đại chứng tỏ cho thấy đức tin vượt lên các phân chia để chạm đến tâm hồn mọi người trong việc đi tìm một câu trả lời, dù họ tin hay không.
Bức hình Đức Bênêđictô XVI đặt tay trên trán nhà khoa học ngồi trong chiếc xe lăn cho thấy tình thương trong tinh thần kitô mà các giáo hoàng đối với nhà khoa học ngoại hạng này. Cử chỉ này cho thấy tính phi vật chất của một cái gì không thể khái niệm hóa được. Khi mở đối thoại ra với khoa học gia Stephen Hawking, các giáo hoàng, Đức Phaolô VI, Đức Gioan-Phaolô II, Đức Bênêđictô XVI và Đức Phanxicô mời mỗi tín hữu cùng đi bên cạnh các người vô thần và đừng bao giờ quên tính mong manh của thân phận con người chúng ta.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Trong đời mình, nhà thiên văn học đã gặp bốn giáo hoàng:
E' morto l'astrofisico Stephen #Hawking, uno degli scienziati più celebri e brillanti degli ultimi decenni. Gli incontri con #BenedettoXVI e #PapaFrancesco. pic.twitter.com/Y68rpuqle3
— Vatican News (@vaticannews_it) March 14, 2018