Cha Thánh Piô, các lời vinh danh của Đức Gioan-Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI

507

Cha Thánh Piô, các lời vinh danh của Đức Gioan-Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI

 

Đức Bênêđictô XVI cầu nguyện trước mộ Cha Thánh Piô ở Pietrelcina  Ảnh: © EMANUELA DE MEO / CPP

acistampa.com, Marco Mancini, San Giovanni Rotondo, 2018-03-15

Một khía cạnh quan trọng của chức linh mục “được nhận thấy trong đời sống của Cha Thánh Piô, đó là, chính cuộc đời của cha là của dâng, trong Chúa Kitô và với Chúa Kitô, là người hy sinh hiệp thông trong sự chuộc tội và ăn năn hoán cải vì tội lỗi của con người”. Vì vậy, tháng 5 -1987, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói về Cha Thánh Piô tại San Giovanni Rotondo, ngài là giáo hoàng đầu tiên vinh danh Cha Piô mà chính ngài đã phong thánh năm 2002.

Đức Gioan-Phaolô II nhấn mạnh: “Của dâng này đạt biểu hiện cao nhất trong việc cử hành hy tế Thánh Thể, ai mà không nhớ lòng sốt sắng của Cha Thánh Piô khi, trong thánh lễ, ngài sống lại giây phút sự thương khó của Chúa Kitô mà ngài kính trọng trong thánh lễ?. Ngài gọi đây là một sứ mạng to lớn, là khoảng khắc quyết định cho sự cứu rỗi và cho sự thánh hóa con người khi tham dự sự khổ nạn của Đấng bị đóng đinh trong thánh lễ, đối với ngài, suốt cuộc thương khó trong thánh lễ là nguồn, là đỉnh, là trục chính, là trọng tâm cuộc đời ngài, của tất cả công việc của ngài”.

Nhắc lại hình ảnh Cha Thánh Piô, Đức Gioan-Phaolô II mô tả, đây là sự dấn thân “trên con đường thiêng liêng, để giúp các linh hồn khám phá và đánh giá các ơn, các đặc sủng mà Chúa ban cho chúng ta khi Ngài muốn, trong huyền bí tự do của Ngài”.

Đức Gioan-Phaolô II kết luận: “Chúng ta biết những gì Cha Thánh Piô làm: thế nào là ý nghĩa của công chính, của lòng thương xót khi ngài còn sống, lòng trắc ẩn của ngài đối với những ai đau khổ, và cùng với các cộng sự viên quảng đại, ngài đã làm việc rất tích cực, tôi cám ơn Chúa đã cho chúng ta một vị cha thân yêu trong thế kỷ đầy giao động này, cho thế hệ của chúng ta: qua tình yêu của Cha Thánh Piô cho Chúa, cho người anh em, cha là biểu tượng của một hy vọng lớn lao, cha mời gọi chúng ta đừng để ngài một mình trong sứ vụ bác ái này, nhất là đối với chúng ta, các linh mục”.

22 năm sau, Đức Bênêđictô XVI đến San Giovanni Rotondo. Cha Piô khi đó đã là thánh do Đức Gioan-Phaolô II phong.

Xin đọc: Mười lăm lời khuyên của Thánh Padre Piô cho những ai đang đau khổ

Đức Bênêđictô XVI đã có những lời đầy lòng ngưỡng mộ đối với Cha Thánh Piô: “Các dấu thánh in trên cơ thể ngài là sự phối hợp mật thiết với Đấng đã bị đóng đinh và sống lại. Là môn đệ chân chính của Thánh Phanxicô Axixi, Cha Piô đã giữ các ơn tự nhiên của mình, thậm chí cả tính tình của cha, nhưng ngài dâng lên tất cả cho… Chúa, Đấng dùng nó một cách tự do để kéo dài công việc của Chúa Kitô, loan báo Tin Mừng, tha thứ kẻ có tội, chữa lành người bệnh vừa thể xác lẫn tâm hồn trong sự kết hiệp với Chúa Giêsu, ngài luôn nhắm mục đích vào chiều sâu bi thảm của con người, chính vì thế, ngài tự hiến mình, dâng các đau đớn của mình để chăm sóc an ủi người bệnh, một dấu hiệu tiên quyết của lòng thương xót Chúa, của Nước Trời, mà trong thực tế đã ở trong thế giới này, đó là chiến thắng của tình yêu và sự sống trên tội lỗi và cái chết. Chúng ta có thể tóm tắt tóm sứ mạng của Cha Thánh Piô như sau: Hướng dẫn các linh hồn và an ủi các người đau khổ”.

Đức Bênêđictô XVI kết luận: “Như tất cả các vĩ nhân của Chúa, chính Cha Thánh Piô đã trở thành lời cầu nguyện trong tâm hồn và thể xác. Ngày của ngài là tràng chuỗi, là suy niệm liên tục và đồng hóa các huyền nhiệm của Chúa Kitô trong sự kết hiệp thiêng liêng với Mẹ Maria. Điều này giải thích sự cùng tồn tại duy nhất trong ngài các ơn siêu nhiên, và tất cả ở đỉnh cao khi ngài dâng thánh lễ…, ở giây phút này, ngài kết hiệp trọn vẹn với Đấng chịu đóng đinh và sống lại trong lời cầu nguyện, đó luôn là nguồn sinh động, nguồn tuôn trào đức ái. Tình yêu ngài mang trong mình và chuyền cho người khác luôn dịu dàng, luôn quan tâm đến các tình huống thực tế của từng cá nhân, từng gia đình. Đặc biệt đối với những người bệnh, những người đau khổ, những người được nuôi dưỡng trong lòng Chúa Kitô, với ngài, đây là công việc to lớn, an ủi đau khổ từ nguồn gốc của nó và chúng ta không thể hiểu hoặc giải thích đầy đủ tác động này nếu không đi về từ cội nguồn cảm hứng của nó, đó là đức ái trong tinh thần Tin Mừng, được nuôi dưỡng bằng lời cầu nguyện”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc: Chương trình đi Pietrelcina và San Giovanni Rotondo của Đức Phanxicô