Giáo hoàng Châu Mỹ latinh, mới mẻ và bình thường!
Trích sách “Phanxicô, Giáo hoàng của Thế Giới Mới, Michel Cool, nxb. Salvator
Giáo hoàng đến từ Thế Giới Mới, một giáo hoàng Châu Mỹ Latinh có thể sẽ làm thay đổi hay mang đến một cái gì mới không? Tu sĩ dòng Đa Minh, Alain Durand, Chủ tịch Thân hữu Dial (Phổ biến Thông tin về Châu Mỹ Latinh – Diffusion de l’Information sur l’Amérique Latine), biết rất rõ về đại lục Latinh-Mỹ và các vấn đề liên hệ đến tình trạng nghèo khổ.
Một “giáo hoàng Latinh” không có gì mới hơn cũng không có gì bình thường hơn. Mới vì chưa bao giờ có – không phải từ hai ngàn năm nay, điều đó vô nghĩa nhưng từ thế kỷ 16 đến nay, từ khi có cuộc Chinh phục của nước Tây Ban Nha – và cũng không có gì bình thường hơn vì Châu Mỹ Latinh là đại lục hiện nay có 40% người công giáo.
Đương nhiên các bạn đồng tu latino của chúng tôi vui trước việc bầu cử này, nhưng họ cũng không tránh khỏi hoang mang. Đúng vậy, biết bao nhiêu lần tôi nghe các bạn đồng tu latino-mỹ khoe rằng họ có lợi điểm hơn các tín hữu của lục địa cổ xưa Âu châu: được ở xa Roma. Chắc chắn một lợi thế có tính cách tương đối, nhưng có thật. Tương đối, vì tất cả chúng ta đều biết, theo ngạch trật, trong hai mươi bảy năm nhiệm chức của đức giáo hoàng Gioan Phaolô II, đa số các hồng y được bổ nhiệm ở Châu Mỹ Latinh là những hồng y bảo thủ hay tương đối bảo thủ. Cách đây không lâu, tôi nghe một trong những vị “hồng y lớn” của đại lục này nói với tôi, với tất cả tấm lòng khiêm tốn, rằng Roma chỉ muốn bổ nhiệm các vị hồng y tầm thường để khỏi có vấn đề.
Từ nay, với giáo hoàng Phanxicô, Roma sẽ gần gũi với Châu Mỹ Latinh. Tương lai sẽ cho chúng ta biết đại lục này có tạo một cái gì thân tình hơn nhờ mối dây liên hệ này hay không?
Cá nhân tôi, tôi không mong chờ một cái gì mới về mặt tín điều và luân lý ở vị tân giám mục Roma này. Theo chỗ tôi biết, giáo hoàng bảo vệ tất cả quan điểm cổ truyền về các vấn đề đang gây tranh cãi ngày nay. Tôi chỉ mong cả giáo hoàng lẫn truyền thông không tạo các quy định trên các vấn đề liên quan đến các hình thức giới tính, hôn nhân đồng tính, thụ thai, tôn trọng trứng vừa thụ thai, vv…
Theo tôi, có rất nhiều vấn đề cấp bách hơn, nghiêm trọng hơn trong thế giới hiện nay: nạn nghèo khổ trải rộng ra trên hàng trăm triệu người hiện nay. Về vấn đề này, chúng ta có thể hy vọng nhiều ở tân giáo hoàng vì cha đã có những quyết định can đảm, đã dấn thân và vượt được những khó khăn trong lãnh vực này. Đối với tôi, cha thật đáng kính vì cha không tách lối sống riêng tư của cha với các xác quyết về công bình xã hội của cha. Cha sống thanh đạm, khiêm tốn, gần gũi với những người chịu đau khổ vì hoàn cảnh sống bất xứng của họ. Tôi hy vọng, xa hoa của Vatican cũng như áp lực của giáo triều sẽ không chận đường cho định hướng này. Đối với cha, như cha đã từng kiên quyết tuyên bố, tình trạng nghèo khổ là vi phạm nhân quyền. Như thế, không thể nào vừa bênh vực người nghèo vừa có thái độ thán phục, gần như là chiêm ngắm cái nghèo, càng ngày càng xem đây như kiểu thời trang thời thượng của các kitô hữu của nước chúng ta, không phải vậy, mà là cùng với người nghèo chiến đấu để chống nạn nghèo đói. Một giáo hoàng ở trọng tâm tấn thảm kịch đáng kể nhất của thế giới chúng ta, nguồn của đau khổ và sỉ nhục, xứng đáng cho chúng ta kính trọng và hỗ trợ.
Báo chí vẻ lên một hình ảnh đáng lo ngại về đức giáo hoàng Phanxicô trong thời gian cha làm giám tỉnh dòng Tên, trong thời chế độ độc tài ở Argentina. Đối với tôi, đây là một trong những điểm nghi vấn. Một mặt vì người ta biết hàng giám mục Argentina là một trong những hàng giám mục tệ nhất Châu Mỹ Latinh trong quan hệ với chế độ độc tài (1976-1983). Đương nhiên cha đã lên tiếng hối tiếc trước công chúng ứng xử của cha. Nhưng cha đã đóng vai trò gì khi là giám tỉnh dòng Tên, một dòng đã làm chứng tá ở Châu Mỹ Latinh về lòng can đảm trong tình tương trợ với người nghèo? Một vài người kết tội cha bỏ rơi hai linh mục dòng Tên sống trong khu vực bình dân vào trong bàn tay của chế độ độc tài. Nhiều người, trong số đó có một chuyên gia lỗi lạc ủng hộ quan điểm này nhưng theo tôi không có bằng chứng thuyết phục, cũng ngạc nhiên cho họ. Tôi cũng có chút sốt ruột chờ quan điểm của ông Adolfo Perez Esquivel, người được giải Nobel Hòa bình mà tôi nghĩ ông sẽ nhanh chóng có ý kiến về điểm này, ông có lẽ là người bảo vệ nhân quyền ở Châu Mỹ Latinh hăng say nhất. Ông đã từng bị Châu Mỹ Latinh Argentina bách hại, và như phép lạ, ông đã thoát được số phận của những người bị vứt xuống biển trong chuyến “bay về với tử thần.” Vị thế của ông thật rõ ràng và tôi thật sự được yên tâm. Ông vừa tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền thông BBC ngày 14-03: “Một vài giám mục thỏa hiệp với Châu Mỹ Latinh nhưng Bergoglio thì không. Người ta kết án Bergoglio rằng cha đã không làm điều cần thiết để đưa hai linh mục dòng Tên ra khỏi tù khi cha làm giám tỉnh dòng Tên. Nhưng cá nhân tôi, tôi biết rất nhiều giám mục đã yêu cầu quân phiến loạn phóng thích các tù nhân, các linh mục và họ đã không phóng thích. Không có gì liên kết họ với chế độ độc tài.” Ông Adolfo Perez Esquivel không có thói quen làm quà trên việc bảo vệ nhân quyền. Câu chuyện này không thể nào làm chúng ta không nhớ đến các kết án cho rằng hồng y Ratzinger là “hồng y xe tăng bọc sắt” khi cha được bầu làm giáo hoàng. Báo chí, đôi khi kể cả báo chí nghiêm túc đều thích làm vui lòng thị dân!
Giáo hoàng Phanxicô có tránh được cạm bẫy của Vatican không? Cho đến bây giờ, người ta chỉ biết hy vọng! Như giám mục Châu Mỹ Latinh Dom Pedro Casaldaliga, gần đây bị đe dọa chết vì cha bảo vệ các dân tộc thiểu số chống cưỡng chế đất, đã nhiều lần đòi hỏi phải bỏ chính quyền Vatican, biểu trưng cho quy luật và giàu có, những biểu trưng không dính gì với Phúc Âm. Nữ hoàng Anh muốn duy trì vương triều là một chuyện nhưng Giáo hội Công giáo cũng làm như vậy là một vấn đề. Phải làm gì bây giờ? Tại sao không mở một cuộc thương thuyết giữa ba thành phần, Vatican, chính quyền Ý và Unesco để giao cho tổ chức cấp cao này gia sản văn hóa phi thường của nhân loại? Đó cũng là một dịp để cho thần tài của giáo triều Roma “bớt mập.” Một giáo hoàng đã quyết định sống trong căn hộ bình thường và đặt văn phòng của mình trong một khu vực bình dân? Đó là bước trước thể hiện cho sự khởi đầu của Giáo hội này, Giáo hội “phục vụ và nghèo” mà giáo hoàng Gioan đã nói!
Tôi kết thúc khôi hài một chút: đây là một giáo hoàng dòng Tên mặc áo trắng là màu áo của dòng Đa Minh. Thật là một biểu tượng cao đẹp của tình huynh đệ giữa các người thợ làm việc cho Phúc Âm!
Tương lai đầy cả hứa hẹn!