Ronald Rolheiser, 2003-05-18
Chẳng có gì là bí mật: chúng ta gặp khó khăn khi trao truyền đức tin cho chính con cái mình. Nhà thờ cũ kỹ, vắng vẽ, con cái không có lòng tin, ít nhất không biểu lộ lòng tin ra ngoài và không đi nhà thờ với chúng ta. Trên thế giới, mãnh vườn truyền giáo khó khăn nhất là ở nền văn hóa phương Tây, đời sống thế tục, phòng khách, phòng chơi, phòng ngủ, phòng giải trí, nơi chúng ta và con cái chúng ta sống, chơi, làm việc.
Tôi còn nhớ, vừa rồi Dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm của tôi có tổ chức một buổi thuyết trình ở San Antonio, Texas, với đề tài: “Truyền giáo cho đời thường”; tựa đề thích hợp hơn có thể là: “Truyền giáo cho chính con cái mình.” Các chuyên gia John Shea, John O’Donohue, Robert Schreiter, Robert Barron, và Mary Jo Leddy được mời đến. Đây là mười nguyên tắc chúng tôi đưa ra:
1- Đời sống thế tục vừa hạn chế về mặt ý thức mà cũng vừa mở rộng và phóng khoáng về mặt này. Về mặt thiêng liêng, vừa hấp dẫn, vừa không biết gì như người mù chữ, cũng không tệ hơn người đang ngủ. Giảng phúc âm thì nhấn mạnh về mặt tỉnh thức đến một thực tế khác. Người tự do người bảo thủ đều thiu thiu ngủ theo nhiều cách khác nhau, lý tưởng của phe tự do thì quá chuộng đời sống cá nhân, lý tưởng của phe bảo thủ thì quá vi phạm quyền uy và luật lệ, ngay cả nền văn hóa của chúng ta đã thay các lý tưởng của một đời sống tốt bằng cái nhìn chuộng của cải.
2- Làm sao có đời sống thiêng liêng mà không bỏ đàng sau lưng đời sống thể lý, xúc cảm, giới tính, thể xác? Đừng để ý đến nhà thờ xưa cổ nhàm chán, cũng đừng để ý đến giới tu sĩ, đừng sợ phụ nữ, đừng quá thủ cựu với thần ái tình, đừng tin cậy sai vào quyền uy, nhưng tìm hiểu thêm các huyền bí và truyền thống tri thức của chúng ta.
3- Chúa Giêsu cho một khuôn mẫu: Ngài thức tỉnh chúng ta, làm cho chúng ta đừng chia trí và cũng đừng ru ngủ “trong nỗi đau” của chúng ta. Phải bắt đầu nói lời tuyên xưng nối kết với trọng tâm đức tin chúng ta: Chúa Kitô đã chết và đã sống lại. Chúng ta giết Chúa, nhưng Chúa trở lại với lòng tha thứ yêu thương, mở ra cho chúng ta một thế giới mới. Điều độc đáo của kitô-giáo là Chúa đến với chúng ta qua tình bằng hữu, yêu thương, tha thứ, không bạo lực, thông cảm, thương xót.
4- Chúng ta phải lắng nghe các nhà chiêm nghiệm: các thi sĩ, nghệ sĩ, nhà huyền bí và các nhà truyền giáo của chúng ta. Họ sẽ nói cho chúng ta biết cái gì tốt nhất, cái gì xấu nhất của đời sống thế tục và giúp chúng ta hình thành nên một trí tưởng tượng thay thế, thay thế cho quan niệm Thần thoại của Tiến bộ (Myth of Progress – quan niệm cho rằng con người sẽ tiến bộ hoài mãi mà không đi kèm với những tiêu cực của nó.)
5- Có ba cấp bậc rao giảng phúc âm:
– Những người rao giảng phúc âm tự canh tân.
– Kêu gọi những người đã được nghe Kinh Thánh, nhưng chưa nắm vững, hay một cách nào đó đã lầm đường lạc lối.
– Kêu gọi những người chưa từng nghe Kinh Thánh.
Đa số con cái chúng ta ở nhóm thứ hai.
6- Đời sống thế tục ngày nay có một số đặc điểm sau:
– Đó là một lãnh vực phức tạp;
– Bạn không thể dựa vào số lượng sút giảm đi nhà thờ, bởi vì, trong đời sống thế tục vẫn còn một lòng tin vững mạnh, phân tán vào một lực siêu nhiên, một lòng tin không thuộc về.
– Có một nổi bật về tính nhạy cảm tôn giáo, một trong các lý do là do các cộng đoàn di dân mang đến và các phong trào tôn giáo mọc lên.
7- Sự suy sụp của tôn giáo trong đời sống thế tục, có thể là ngoại lệ chứ không phải là con đường của tương lai. Có ba hình ảnh khác nhau của đời sống thế tục gợi ý cho điểm này:
– Đời sống thế tục giảm dần và xói mòn.
– Như một lớp sơn, ở bề sâu là tấm lòng mộ đạo sâu sắc.
– Như hòn đảo trong đại dương mộ đạo (nhìn tổng thể trên thế giới) Trong nội bộ giáo hội chúng ta cũng vậy, cũng không đồng bộ. Chúng ta không cùng một thế hệ, nhưng hai thế hệ rưỡi trong lòng một thế hệ. Chúng ta cần quan sát cách các nhóm văn hóa khác nhau sống đời sống thế tục: phái chính thống quá khích, các phong trào năng nổ, nhóm công chính xã hội, nhòm tân bảo thủ. Tất cả các nhóm này, phe tả hay phe hữu đều có ba điểm chung:
– Họ cổ động và nuôi dưỡng ý nghĩa của cộng đoàn.
– Họ cố gắng mang lại một hình thức rõ ràng cho cuộc sống.
– Họ kêu gọi các hoạt động có mục đích rõ ràng.
8- Chúng ta có thể không tiếp tục giữ đức tin riêng của mình. Rao giảng phúc âm cho công chúng, giống như các cuộc hành hương thời trung cổ và ngày giới trẻ của đức giáo hoàng. Đức tin phải được biểu lộ công khai, nhiều sắc thái và một cách nên thơ. Chúng ta phải ngưng xây dựng kiểu “nhà thờ u buồn” và xây nhà thờ kiểu tuyên xưng đức tin một cách công khai. Chúng ta đang chìm đắm trong cá nhân chủ nghĩa.
9- Nếu chúng ta không thể có được cái nhìn nội bộ và vạch rõ những gì thuận và không thuận thì chúng ta tiếp tục chia rẻ nhau. Truyền thống ki-tô có được cái nhìn bên trong và mang ánh sáng trên lịch sử và trên các thực tế vượt cả ở đây và bây giờ và nhất là, kêu gọi chúng ta hãy là công dân của toàn cầu, vượt ra ngoài biên giới của chúng ta.
10- Cuối cùng, có một vài câu hay được nhắc đi nhắc lại:
– Khi mặt trời chiếu sáng thì cả cái cây thấp nhất cũng lóng lánh. Flannery O’Connor
– Gà trống gáy khi ego của bạn chớm mọc. Có nhiều cách để thức dậy! John Shea
– Chúng ta tốt hơn khi chúng ta biết và tệ hơn khi chúng ta nghĩ. Jo Leddy
– Chúng ta phải dám đánh đổi bất cứ gì cho tình yêu. Rumi
J.B. Thái Hòa dịch