lefigaro.fr Jean-Marie Guénois, 2017-09-01
Trong quyển sách Chính trị và Xã hội sẽ phát hành ngày 6 tháng 9, rất nhiều chỉ dẫn trong đó để hiểu Đức Phanxicô, người vẫn còn bí ẩn với nhiều người.
Nhiều người vẫn chưa hiểu Đức Phanxicô. Các tuyên bố ngày 21 tháng 8 về đón nhận không điều kiện người di dân và tị nạn, về đề nghị một khuôn khổ pháp lý để bảo vệ về mặt xã hội nhằm hội nhập họ đã gây rắc rối ở Âu châu. Một số người hân hoan về lời mời gọi người phương Tây rộng lượng hơn. Nhưng đa số không hiểu. Họ chóng mặt, họ lo lắng cho bản sắc Âu châu bị chết. Họ cảm thấy mình không còn gì trước nghịch lý của một giáo hoàng công giáo không còn bảo vệ cho một Âu châu cưu mang kitô giáo và nhân bản. Và ngài đưa ra một hướng duy nhất cho tương lai Âu châu là phải trở nên hỗn hợp và đa văn hóa, chứ không nên như một “bà già” thu kín.
Trong bối cảnh này, qua các buổi phỏng vấn-nói chuyện chưa từng có giữa Đức Phanxicô và nhà nghiên cứu Dominique Wolton, chúng ta cần bỏ thì giờ ra để tìm hiểu giáo hoàng Châu Mỹ La Tinh, người được bầu chọn vào mùa xuân 2013. Lại còn chưa bao giờ thấy Đức Phanxicô bỏ nhiều thế giới cho một công việc như thế này: 12 buổi nói chuyện trải dài 2 năm!
Kết quả không phải là cuộc phỏng vấn, nhưng là buổi nói chuyện theo nghĩa thực sự của nói chuyện giữa hai người không dự trù gì trước là họ sẽ thực hiện buổi phỏng vấn-nói chuyện này. Và đã có trao đổi, hiếm khi một chiều, thường là thuận thảo, không bao giờ tầm thường, ẩn với bao hài hước – trang về các sai lầm của những người Argentina, đặc biệt “ego” là độc giả có thể cười đau bụng! Đôi khi học giả Dominique Wolton lấn sân một chút, nhưng đó chính là món “hoa quả pha cocktail” không tưởng được giữa một nhà nghiên cứu Pháp nổi tiếng và một giáo hoàng không thể phân loại này đã làm cho cuộc nói chuyện của họ mang trọn hương hoa và hữu ích của nó, một cuộc nói chuyện dài hơi giúp chúng ta hiểu được giáo hoàng Argentina, gốc Ý của cả bên cha mẹ này, một giáo hoàng không phải là người Âu châu. Đúng hơn ngài tự xem mình như được đúc trong khuôn đa văn hóa theo kiểu của Mỹ. Ngài luôn thấy mình “lai” một ít. Giáo hoàng của Nam bán cầu ý thức các e ngại mình gây ra, nhất là về hồ sơ di dân, nhưng ngài trả lời, về cơ bản con người là “bình đẳng” và không ai có thể tự cho mình uy thế hơn người khác. Lại còn ít hơn về mặt tôn giáo, ngài nhấn mạnh: “Nó sẽ làm cho Giáo hội có hình ảnh đế quốc, không phải là Giáo hội của Chúa Giêsu Kitô, không phải là Giáo hội của phục vụ”.
“Lần đầu tiên” trong lịch sử
Quyển sách ở trong đường hướng này. Cực kỳ tự do, sống động, trực tiếp, lời đối lời. Nếu ngài cố ý để một bên các vấn đề nội bộ công giáo và có một vài lời rất hiếm về hệ quả như hệ quả đáng kể của chủ nghĩa Perón ở Argentina trên linh mục trẻ Bergoglio, thì cuộc nói chuyện là một chuỗi các vấn đề chính trị và xã hội. Chẳng hạn, chưa bao giờ Đức Phanxicô giải thích rõ ràng như thế về việc ngài bác bỏ khái niệm “chiến tranh chính đáng”, loại chiến tranh đã đặt cơ sở trong truyền thống Giáo hội, để bảo vệ các dân tộc một cách hợp pháp. Với ngài, “điều chính đáng duy nhất là hòa bình”.
Những ai hình dung cuối cùng thì giáo hoàng này sẽ mặc bộ áo ngoan hiền Âu châu của các vị tiền nhiệm của mình, họ sẽ thất vọng. Đức Phanxicô là và vẫn là giáo hoàng công giáo đầu tiên không phải là người Âu châu của lịch sử. Chắc chắn ngài mong người Âu châu sẽ hiểu ngài hơn – và quyển sách này đã góp phần vào –và hiểu tầm nhìn Châu Mỹ La Tinh của ngài không phải có ít giá trị hơn tầm nhìn của một người Âu châu. Có thể ít được đồng ý, thì cũng như… công giáo vậy.
Công giáo… Về mặt này, Đức Phanxicô lại gom thêm một “đầu tiên” khác của lịch sử. Đó là giáo hoàng Dòng Tên. Tác phẩm này, không “công giáo”, lại còn mang ít tính cách nhà đạo, mang đến một rọi sáng thẳng thắn về các điều vĩ đại và nghịch lý của đạo đặc biệt này. Vì thế ngài mới có cuộc chiến không nhân nhượng với sự “cứng ngắc”, chủ đề được lặp đi lặp lại của quyển sách này. Ngài nói: “Tôi sợ sự cứng ngắc, đặc biệt nơi các linh mục trẻ, khi họ không gượng nhẹ; nơi những người theo trào lưu chính thống, họ ghim lại – ngài nói đến các “khăn bịt mắt”. Ngài cũng chiến đấu chống nạn “đạo đức giả” của hàng giáo sĩ bị lối sống “thời thượng” lôi cuốn.
Vì thế qua các buổi nói chuyện phong phú này, người ta hiểu hơn vì sao ngài đặt vấn đề đạo đức tình dục vào hàng thứ yếu, ngài nói: “Đạo đức luôn là một hệ quả, hệ quả của cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô.” Còn đối với hôn nhân đồng tính, ngài chống hôn nhân, nhưng thuận cho một kết hợp dân sự. Còn tiếp nhận người ly dị tái hôn được rước lễ hay không, ngài từ chối xếp vào mục loại cấm hay không cấm, ngài dành chỗ cho sự “phân định” theo lương tâm, ngài lấy làm tiếc: “Khổ thay về vấn đề này, chúng tôi, các linh mục, chúng tôi quen với các chuẩn mực cố định.”
Tuy nhiên quyết tâm cải cách Giáo hội của ngài đi đôi với một tiếp cận cổ điển về mặt tâm linh. Ngài không giấu lòng ngưỡng mộ của mình với sự “thánh thiện bình thường” , hay “thánh thiện hàng ngày” của biết bao nhiêu người công giáo, ở ngoài bất cứ một thứ bậc nào. Còn Giáo hội đích thực? Giáo hội đích thực không phải là “giáo hoàng, các giám mục hay các linh mục”, nhưng là “dân, phần chìm của tảng băng”. Ngài cũng không muốn mình được gọi là “giáo hoàng của người nghèo”, nhưng thích được gọi là “giáo hoàng của những người tội lỗi nghèo hèn”. Một giáo hoàng Dòng Tên như chưa bao giờ Dòng Tên như thế và “tự hào” mình là Dòng Tên.
Một sự tôi luyện cá nhân
Không ngạc nhiên, ngài rõ ràng trong ngôn ngữ của mình. Tác phẩm cung cấp một lễ hôäi vui các công thức rõ ràng, đẽo gọt dù đôi khi tư tưởng khó nắm bắt. Do đó đóng góp lớn thứ ba của quyển sách, đó là bài luận văn nói lên một phương pháp, một cách sử dụng tri thức của Đức Phanxicô. Vị mục tử này không chịu đựng được các thể loại thuần lý khép kín. Ngài nói ngài liên tục đi tìm, liên tục chuyển động. “Trong căng thẳng”, ngài bảo đảm. Điều này không dính gì đến tinh thần “tổng hợp” mà ngài bác bỏ, vì theo ngài, nó không thấm nhập với sự phức tạp của con người hay sự phong phú của chính “cuộc sống” đang chuyển động, một cuộc sống không bao giờ bị hóa đá trong ống nghiệm.
Cuối cùng tác phẩm cho thấy sự tôi luyện cá nhân, sự nhạy cảm của ngài. Đức Phanxicô, rõ ràng trong sự tự tin rất lớn với người đối thoại, mà dường như ngài đánh giá cao cho sự không phù theo nghi thức của ông, vì lần đầu tiên ngài tiết lộ một cách thân mật, mình đã đi tham vấn một nhà phân tâm học lúc ngài 42 tuổi. Hoặc một nữ giáo sư hóa học trẻ cộng sản, người đã dạy cho ngài “suy nghĩ về thực tế chính trị”. Cũng như ý nghĩa của việc gần gũi giáo dân thiết thân với ngài như thế nào. Nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới nói mình “không sợ gì” và “sự dịu dàng là một cái gì tạo bình an rất nhiều”. Từ quan điểm này, chương cuối đúng là một viên ngọc vì học giả Dominique Wolton đã thành công với kỳ tích làm cho giáo hoàng thổ lộ ra.
Marta An Nguyễn dịch