fr.aleteia.org, Arthur Herlin, 2017-05-18
Sáng thứ năm 18 tháng 5-2017, Đức Phanxicô tiếp 1500 người tham dự cuộc gặp gỡ quốc tế các chuyên gia, các bệnh nhân bị bệnh Huntington và gia đình của họ, họ đến từ nhiều nước trên thế giới. Ngài là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên nhận biết tầm quan trọng của bệnh này.
Huntington là bệnh thoái hóa thần kinh di truyền, vì thế không có thuốc nào có thể chữa được. Triệu chứng thường xuất hiện từ độ tuổi 30 đến 50. Bệnh nhân mất kiểm soát và mất thăng bằng chuyển động, cũng như bị vấn đề về nhận thức và tâm lý tự nhiên. Trên thế giới có khoảng 1 triệu người bị bệnh này. Nhiều bệnh nhân buộc lòng phải giấu kín bệnh, họ sợ dư luận quần chúng và sợ bị kỳ thị. Sự xấu hổ là một trong các đau khổ tệ nhất của người mắc bệnh, chính vì vậy mà buổi tiếp kiến với Đức Phanxicô có tên “Không bao giờ giấu nữa”.
Bà Elena Cattaneo, nghị sĩ, chuyên gia về thần kinh học trả lời cho hãng tin I.MEDIA: “Sự công nhận của Đức Giáo hoàng về bệnh này là một bước tiến lớn cho những người mắc bệnh Huntington”. Bà Elena Cattaneo là người tổ chức để có buổi tiếp kiến này, bà hy vọng lời của Đức Phanxicô sẽ “kéo sự chú ý về tình trạng đau khổ của các bệnh nhân và giúp họ cải thiện đời sống hàng ngày”.
Không bao giờ giấu nữa
Nhưng các bệnh nhân không chỉ chờ lời nói. Theo bà Cattaneo, các nước Nam Mỹ có tỷ số bệnh này rất cao, cả ngàn lần cao hơn các nước khác trên thế giới. Các bệnh nhân chẳng có gì. Căn bệnh bị cho như mới xảy ra hôm qua nhưng căn bệnh này đã có từ rất lâu.
Các bệnh nhân chết… vì đói!
Bà Elena Cattaneo ghi nhận, cần phải có các trung tâm thích ứng, các người bảo trợ, các dược sĩ, các bác sĩ nhưng cũng cần có gì để nuôi bệnh nhân. Thức ăn không đủ, trong khi các bệnh nhân bệnh
Huntington cần phải ăn bảy bữa một ngày. Căn bệnh đã đẩy sự tiêu thụ calori từ hai đến ba lần cao hơn một người bình thường. Nhưng ở Nam Mỹ, nạn nghèo đói làm cho bệnh nặng hơn, người bệnh rõ ràng chết vì đói. Bà Elena Cattaneo phẫn nộ, bà cho rằng, “trong trường hợp này, thức ăn cũng quý như thuốc men”.
Ông Charles Sabine, ký giả phóng viên uy tín người Anh, phát ngôn viên của bệnh Huntington trả lời hãng tin I.MEDIA: “Cho đến giờ phút này, Tòa Thánh chưa loan báo sự hỗ trợ vật dụng hay tài chánh, nhưng đã có sự giúp đỡ của các linh mục ở địa phương”. Phóng viên Charles Sabine cũng mang gien di truyền của căn bệnh Huntington, ông hy vọng buổi tiếp kiến này mở đầu cho một sự “can thiệp quốc tế về mặt y tế, được Giáo hội công giáo cầm đầu để giúp cho các bệnh nhân của căn bệnh này”.
Có khoảng từ 5 đến 7 người trên 100 000 người dân Caucase mắc bệnh này, trong khi ở Nam Mỹ con số này lên đến 700 trên 100 000 người. Con số này ít hơn ở Á châu và Phi châu, chỉ có khoảng từ zéro đến 5 trên 100 000 người.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Các bức hình cảm động trong buổi tiếp kiến với Đức Giáo hoàng: