Bài xã luận rắn rỏi của nhật báo tiếng Pháp của Liban về chuyến đi Ai Cập của Đức Giáo hoàng
lorientlejour.com Issa Goraieb, 2017-04-29
Chuyến đi Ai Cập của Đức Phanxicô vừa dũng cảm vừa mang dấu ấn của một tấm lòng quảng đại.
Trước hết là dũng cảm, vì đây là đất nước đã từ lâu là miếng đất của nạn khủng bố hồi giáo mà nhà lãnh đạo công giáo đã đến đây ngày 28 tháng 4-2017. Dũng cảm thêm nữa, vì chính các tín hữu kitô Ai Cập mà nhóm tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng ngắm đến trong sự tàn sát điên cuồng của họ, gây không biết bao nhiêu cuộc tấn công-tự sát nhắm vào các nhà thờ chính thống Coptic.
Quảng đại, vì dĩ nhiên chuyến thăm 2 ngày này nhằm để nâng đỡ, an ủi, trấn an tại chỗ số tín hữu đông nhất mà cũng là xưa cổ nhất của cộng đoàn kitô Trung Đông; và cũng qua cộng đoàn này, ngài cũng muốn thăm hỏi các cộng đoàn khác, các cộng đoàn trung thành với đức tin vào Chúa Kitô và thường là mục tiêu của các cuộc thanh trừng hay các loại kỳ thị khác nhau.
Quảng đại, vì chuyến đi không phải chỉ cho tín hữu kitô. Vì còn cho tính xác thực, cho sự chân thành sâu đậm, kêu gọi đối thoại, yêu thương, hòa bình giữa các tôn giáo mà trên thực tế, Đức Giáo hoàng là tấm bánh chúc phúc cho Ai Cập cả về mặt thiêng liêng lẫn về mặt chính trị. Với các thần học gia của Viện Đại học al-Azhar, người canh giữ giáo điều Coptic, ngài long trọng mang đến cho họ một cơ hội lịch sử để loại bỏ (thêm một lần nữa) lời nguyền rủa trên ý thức hệ độc hại (phải đưa trẻ con lên thiên đàng sớm để chúng khỏi bị những người ngoại đạo làm ô nhiễm, takfirie) và mang đến cho Tổng thống Sissi cơ hội để xác định trước mặt người lãnh đạo kitô giáo và toàn thế giới, mình là người không nhân nhượng với các cực đoan: dù có các thiếu sót khủng khiếp của cảnh sát, dù bị tấn công liên tục nhưng vẫn không ngừng bảo vệ các nơi thờ phượng.
Từ đó, câu hỏi vẫn còn đặt ra, liệu sáng kiến của Đức Giáo hoàng có thật sự được đáp trả. Trên thực tế, lên án các tội ác lệch lạc của những người cực đoan, dù mãnh liệt tới đâu cũng không còn đủ nữa. Đã đến lúc các nhà thông thái của đức tin phải tấn công vào tận gốc rễ của sự dữ: “ Đó là những điều không chính xác, những mập mờ và đôi khi rõ rệt là các mâu thuẫn – quan hệ giữa tôn giáo và bạo lực, nói cách khác, là chính khái niệm về khủng bố. Một công việc như vậy đòi hỏi phải cập nhật, phải chú giải, phải hiện đại hóa, một công việc đòi hỏi đến lượt họ, phải dũng cảm cũng như bao dung, chính họ phải hoàn tựu công việc này. Họ phải chính họ là người hồi giáo, cũng như những người còn lại khác trên thế giới.
Đó là uy tín của sự quan phòng mà Nahda ở thế kỷ 19 đã có một cuộc đi tìm để hiện đại vừa về mặt chính trị, văn chương, nghệ thuật và tôn giáo (có cần nhắc lại, đó là sự hợp tác nòng cốt của tín hữu kitô Ai Cập, Syria, Liban không?). Đứng trước các chuyện man rợ, vô nhân đạo của nhóm tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng, hồi giáo có một vũ khí tuyệt đối, đó là một hệ thống thần học rất lớn, lớn cũng như các máy bay, súng đại bác của đồng minh quốc tế mà chúng ta đang thấy ở sa mạc Irak. Và họ là người duy nhất có quyền ấn vào nút đỏ.
Buổi cầu nguyện đại kết ở Nhà thờ chính thống Coptic ngày 28 tháng 4-2017. Các cột nhà thờ vẫn còn nguyên vết đạn.