Với các tu sĩ Ai Cập, Đức Phanxicô xin họ “sống theo gương các Tổ phụ sa mạc

292

cath.ch, Aymeric Pourbaix, 2017-04-29

Chiều thứ bảy 29-4, trước khi lên máy bay về Rôma, Đức Phanxicô có buổi gặp cuối cùng với Tổng thống Abdel Fattah al-Sissi ở phòng danh dự ở phi trường.

Trước đó, Đức Phanxicô có buổi cầu nguyện với các hàng giáo sĩ, tu sĩ nam nữ và chủng sinh Ai Cập. Cuộc gặp gỡ này diễn ra ở vườn đại chủng viện của Tòa Thượng phụ công giáo Ai Cập Saint-Léon-le-Grand, thuộc khu phố Maadi, phía nam Cairô. Đây là nơi đào tạo các chủng sinh nhận chức thánh.

“Đầu tàu” đứng trước các thách thức của xã hội Ai Cập

Trong bài diễn văn đọc trước các linh mục, chủng sinh và các người tận hiến của “đàn chiên nhỏ công giáo” Ai Cập, tại chủng viện tiếp nhận nhiều giáo phái khác nhau, Đức Giáo hoàng muốn thấm nhập họ lại trong sự dấn thân trong đức tin vào Chúa Kitô Sống Lại, để họ là “đầu tàu” đứng trước thách thức của xã hội Ai Cập.

Sau bữa ăn trưa với tám giám mục công giáo Ai Cập, Đức Phanxicô đến chủng viện Al-Maadi, nơi mà theo ngài là “trọng tâm Giáo hội công giáo Ai Cập”. Trước giờ Phụng vụ Lời Chúa, Đức Phanxicô đã ngỏ lời với hàng giáo sĩ Ai Cập, để “khuyến khích” và cám ơn cho các công việc đã được hoàn tựu của họ.

Đàn chiên nhỏ “hạt men” của Ai Cập

Đứng trước các “thách thức không được khích lệ mấy“ của  1’500 linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, Đức Phanxicô xin họ đừng nản chí, ngài cho họ là “đàn chiên nhỏ công giáo”, là hạt men mà Chúa chuẩn bị cho miền đất được “chúc phúc” này.

Đức Phanxicô nhắc lại, Thập giá là khí cụ cứu rỗi – “ai tránh thập giá là tránh sự Sống Lại!”, ngài xin họ “sống theo gương các Tổ phụ sa mạc, các đan sĩ mà qua tấm gương của họ, qua đời sống của họ đã mở cửa Nước Trời cho không biết bao nhiêu anh chị em”.

Giữa các tiên tri của hủy hoại và của lên án, Đức Phanxicô khuyến khích họ: “Anh em hãy là sức mạnh tích cực, là muối và ánh sáng, là đầu tàu cho xã hội này. Anh em hãy là người gieo hy vọng, người xây cầu, nghệ nhân của đối thoại và hòa hợp”.

Bảy cám dỗ của hàng giáo sĩ

Sau đó Đức Phanxicô kê ra 7 cám dỗ đặc biệt của các tu sĩ tận hiến, 7 cám dỗ này đã được các đan sĩ đầu tiên của Ai Cập mô tả. Cám dỗ của thất vọng và bi quan, trong khi mình phải là “người cha”. Cám dỗ luôn than phiền, ngồi lê đôi mách và ghen tuông.

Với một chút hài hước, Đức Giáo hoàng nói đến hiểm nguy của chủ nghĩa cá nhân, ngài nhắc lại câu ngạn ngữ phổ thông của Ai Cập: “Sau tôi là nạn hồng thủy”, hiểm nguy của chủ nghĩa pharaông, tự cho mình ở trên tất cả người khác và làm cho tâm hồn mình chai cứng.

Và cám dỗ cuối cùng của hàng giáo sĩ Ai Cập là: đi “không định hướng”, mất căn tính của mình, sống với quả tim chia sẻ “giữa Chúa và nếp sống thời thượng”. Vì thế, thay vì giúp đỡ người khác thì lại làm phân tán họ.

Nhấn mạnh đến phẩm chất của đời sống tu trì

Đức Phanxicô nhắc lại: “Căn tính của anh em là ‘người Coptic’, một căn tính bám rễ sâu và là người công giáo, thuộc về Giáo hội hiệp nhất và phổ quát. “Như cây, càng vươn cao lên trời càng bám rễ sâu xa dưới đất!”

Đức Phanxicô kết luận, muốn cự lại các cám dỗ này, anh em phải “ghép vào Chúa Giêsu” để là tu sĩ tận hiến sống động và phong phú: “Phẩm chất đời sống tận hiến của chúng ta tùy thuộc vào phẩm chất đời sống thiêng liêng của chúng ta”.

Marta An Nguyễn dịch