Theo dõi chuyến đi Mỹ của Agathe và Jean-Baptiste kỳ 6:
fr.aleteia.org, Camille de Montgolfier, 2016-12-19
Ngày 20 tháng 11-2016
“Hoan nghênh mọi người!”: đó là khẩu hiệu của Nhà thờ Thánh Gia (Holy Family Church) giáo xứ công giáo ở Nam Pasadena mà chúng tôi đến thăm hôm nay. Năm 2010, giáo xứ này kỷ niệm 100 năm ngày thành lập. Cơ sở và nhân viên được tăng gấp bội từ mấy chục năm nay, giáo xứ phát triển không ngừng. Sự phát triển này một phần nhờ đặc sủng của Đức Ông Clement Connolly, cha xứ cuối cùng của giáo xứ, tuy đã về hưu nhưng cha vẫn còn hoạt động tích cực ở giáo xứ. Khi phải thay thế cha, một vấn đề đã được đặt ra: làm sao giữ sự năng động và sức sống của Nhà thờ Thánh Gia trước sự khủng hoảng ơn gọi và việc thiếu linh mục trong vùng?
Một bước ngoặc trong đời sống giáo xứ
Sau một thời gian dài nghiên cứu, tìm tòi, cầu nguyện và sau khi tham khảo giáo dân, Nhà thờ Thánh Gia áp dụng một mô hình mới vừa nảy sinh ra ở Mỹ. Măm 2009, Hồng y Roger Mahony, thời đó là Tổng Giám mục giáo phận Los Angeles đã chỉ định bà Cambria Tortorelli làm giám đốc sinh hoạt giáo xứ (Parish Life Director). Nhiệm vụ của bà Cambria là làm tất cả những gì một cha xứ làm, ngoại trừ ban các phép bí tích. Với nhóm của mình, bà quản lý các công việc có tính cách vật chất của giáo xứ, phát triển các sinh hoạt mục vụ dưới trách nhiệm trực tiếp của giám mục.
Chúng tôi hỏi bà cái gì là thiết yếu để một giáo xứ lớn lên và mang lại hoa quả thì theo bà Cambria, “điều quan trọng nhất là giáo dân dấn thân nhiều nhất có thể cho giáo xứ của mình, là cộng đoàn nơi đó họ sống đời sống đức tin của mình. Ban lãnh đạo phải được chia sẻ: cha xứ phải hợp tác với một nhóm giáo dân dấn thân”. Chính vì vậy mà giáo xứ có năm ủy ban để lo công việc điều hành, đời sống cộng đồng, đào tạo, phụng vụ và các công việc xã hội.
Bà cũng cho biết: “Phải săn sóc đến đời sống thiêng liêng của giáo xứ, giúp giáo dân hiểu thế nào là môn đệ của Chúa Kitô, đặc biệt là chăm lo phần phụng vụ vì tất cả đều bắt đầu bằng thánh lễ. Chúng tôi phải chăm sóc để thánh lễ là nơi đón nhận và dấn thân”.
Đã đến giờ đi lễ, đây là một trong bảy thánh lễ ngày chúa nhật. Khi vào nhà thờ, chúng tôi được các em trẻ đón tiếp, các em chào mừng chúng tôi. Trước khi thánh lễ bắt đầu, cô dẫn chương trình xin những ai đến đây lần đầu tiên đứng dậy. Rồi tất cả mọi người chào họ trước khi hát kinh tiến lễ. Các tờ giấy bọc nhựa in hai mặt các bài đọc trong thánh lễ. Trước khi hát bài hát ra về, linh mục rao cho những ai muốn biết thêm về sinh hoạt giáo xứ thì đến các lều, sẽ có các thiện nguyện viên đón tiếp chung quanh ly càphê.
Khi đi ra bà Cambria chỉ cho chúng tôi thấy mặt tiền có bức tượng bằng đồng đã được khắc nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập giáo xứ, bức tượng này cũng có trong sãnh: “Đó là bức tượng Thánh Gioan, đồ đệ yêu quý của Chúa Giêsu. Chúng tôi mong bất cứ ai cũng là người đồ đệ này vì chúng ta tất cả đều được Chúa Giêsu yêu thương vô cùng và tất cả đều được gọi để làm đồ đệ của Chúa Kitô”.
Đưa người trẻ vào: Một thách thức
Chúng tôi được giới thiệu để biết ông Frank và vợ của ông là bà Dawn, cả hai đều là nhân viên của giáo xứ, đặc biệt họ sinh hoạt với giới trẻ.
Theo họ, giai đoạn thêm sức là giai đoạn trưởng thành về mặt thiêng liêng của các em trẻ. Việc chuẩn bị kéo dài hai năm, và mỗi năm có một cuộc họp hàng tháng giúp các em và cha mẹ cùng đồng hành trong giai đoạn lớn này.
Các cha mẹ cam kết tham dự tất cả các cuộc họp: một buổi hội thảo-thảo luận đặc biệt dành cho họ trong các sinh hoạt của giới trẻ.
Ông Dawn giải thích: “Chúng tôi mong khi về nhà, các cha mẹ có thể trao đổi với con cái mình chung quanh các chủ đề đã được bàn tới. Họ nhiệt thành tham dự các buổi hội thảo này, những buổi gặp này làm cho họ được phong phú trong việc hiểu biết về đức tin của Giáo hội và đào sâu chính đức tin của mình”. Một cuộc gặp gỡ như thế cũng bắt buộc với các cha mẹ đỡ đầu.
Trong vòng hai năm, nếu muốn, các em trẻ có thể tham dự vào các sinh hoạt của giáo xứ. Ông Dawn nói tiếp: “Chúng tôi không sợ giao trách nhiệm cho các em: các em cảm thấy mình có giá trị và hữu ích, các em rất thích đảm trách các việc như đọc bài đọc trong thánh lễ, hát lễ, đón tiếp khi mới vào lễ. Khi chiếu các bài đọc trên màn hình trong thánh lễ, thì chính các em điều khiển máy vi tính. Điều này đôi khi lại giúp cho một vài em rất đãng trí tập trung vào công việc này!”.
Trong văn phòng của bà Mary, giám đốc các thiện nguyện viên, là một loạt các sách giống nhau nằm trên thư viện, những quyển “Sống với Sức mạnh của mình: Khám phá Chúa của bạn – Các nén bạc được cho và Cảm hứng Cộng đoàn của bạn”. (Living Your Strengths – Catholic Edition : Discover Your God-Given Talents and Inspire Your Community).
Quyển sách bán chạy này đã giúp bà Mary xác định cùng với các thiện nguyện viên các nén bạc của họ, và đặc biệt cùng với họ, khám phá làm sao đặt các nén bạc này vào công việc phục vụ giáo xứ.
Khi các gia đình muốn ghi tên vào giáo xứ (bình thường mười lăm gia đình mỗi tuần) thì họ điền vào một mẫu đơn và cho biết mình có muốn làm thiện nguyện viên trong giáo xứ hay không. Sau đó bà Mary sẽ liên lạc và ấn định ngày hẹn để trao đổi với họ. Kế tiếp là bà giới thiệu họ đọc quyển sách này.
Bà Mary cho biết: “Khi tín hữu cảm thấy mình có thể làm tốt hơn thì họ dễ tham gia vào các công việc của giáo xứ. Có rất nhiều cách để tham dự vào một trong các tám mươi sứ vụ của chúng tôi. Mọi người đóng góp một chút thì giờ rãnh rỗi và tài năng của mình!”.
Sau đó thì bà Mary sẽ điều hướng các tân thiện nguyện viên về các người trưởng nhóm họ đã chọn. Các trưởng nhóm này được thuyên chuyển mỗi hai năm: họ được khuyến khích nhường chỗ của mình để làm qua một việc khác. Nhưng trên thực tế thì khó, vì khi một trưởng nhóm đã quen việc lâu năm mà tìm người thay thế họ thì khó khăn.
Một giáo xứ có trách nhiệm với môi sinh
Gần đây, trong Thông điệp Chúc tụng Chúa của mình, Đức Phanxicô đã lên tiếng kêu gọi giáo dân chú ý đến vấn đề môi sinh, Nhà thờ Thánh Gia hưởng ứng lời kêu gọi này và đã nhắc giáo xứ chăm lo công việc này. Giáo xứ cũng xin giáo dân tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất trong các xưởng tôn trọng công minh. Trong các sự kiện được tổ chức, bánh ngọt và nước uống là các thức ăn từ các tiệm buôn này. Tiệm sách của giáo xứ cũng bán các sản phẩm từ thị trường này. Một nhóm thiện nguyện viên của giáo xứ đặc biệt phụ trách các công việc liên hệ đến môi sinh.