Đức Phanxicô: “Trump? Tôi không phán xét. Tôi chỉ lo ông đừng làm khổ người nghèo»

8756

web-pope-francis-trump-j-bruno-g-skidmoreBài phỏng vấn với Eugenio Scalfari của báo Repubblica.

Donald Trump? «Tôi không phán xét về người và về các chính trị gia, tôi chỉ muốn hiểu xem cách làm của họ có làm khổ những người nghèo, những người bị ngoại trừ hay không», Đức Phanxicô tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với ký giả Eugenio Scalfari được đăng trên báo Repubblica ngày 11 tháng 11, ông hỏi ý kiến ngài ngày 7 tháng 11 vừa qua, ngày hôm trước ngày bầu cửa Tổng thống Mỹ, 8 tháng 11.

Ký giả Eugenio Scalfari ghi lại, Đức Phanxicô tái khẳng định, mối ưu tư chính của ngài lúc này là tình trạng của người tị nạn và người di dân. Ngài nói: «Trong số họ có một số ít tín hữu kitô, nhưng điều này không thay đổi gì vì chúng tôi quan tâm đến sự đau khổ, sự tuyệt vọng của tất cả mọi người. Các nguyên nhân gây ra thì nhiều và trong khả năng mình, chúng ta cố hết sức mình để loại bỏ».

Loại bỏ các bất bình đẳng là một điều khẩn cấp

Đức Phanxicô nói tiếp, tiếc thay, các lý do thường do dân chúng «sợ mình mất việc hay sợ lương bị giảm». Tiền bạc không những chống người di dân, người tị nạn nhưng còn chống cả người nghèo, người nghèo cũng có ở các nước giàu, những nước sợ nhận thêm người nghèo đến từ các nước khác. Đức Giáo hoàng cho rằng: «Đó là cái vòng luẩn quẩn và cái vòng này phải bị bẻ gảy. Chúng ta phải hạ các bức tường làm phân chia chúng ta: những bức tường muốn tăng thêm tiện nghi và lan truyền nó». Ngài nói thêm: «Nhưng để làm được điều này, chúng ta phải hạ các bức tường và xây các cây cầu để giảm các bất đồng, để có thêm tự do và thêm quyền». Giáo hội muốn các bất đồng phải được hạ, các bất đồng này lại là điều xấu nhất của thế giới này. Ngài nhấn mạnh: «Chính tiền bạc có trách nhiệm, nó tạo ra các bất đồng, nó chống các biện pháp san bằng tiện nghi và làm lợi cho sự bình đẳng».

Đối với Đức Phanxicô, các bất bình đẳng này khuyến khích «các cuộc ra đi của người dân từ nước này qua nước kia, từ châu lục này qua châu lục khác». Và các dân tộc này, sau hai, ba hoặc bốn thế hệ sẽ hội nhập và sự đa dạng của họ sẽ biến mất hoàn toàn. Đức Giáo hoàng đồng ý để định nghĩa cho một «tiến trình pha trộn», nhưng ngài không có ý tưởng của một xã hội theo kiểu mác-xít: «Ngược lại, tôi luôn nói chính những người cộng sản suy nghĩ như người kitô. Chúa luôn nói đến một xã hội mà những người quyết định là người nghèo, người mong manh, người bị loại trừ. Không phải là người mị dân, không phải là người trộm cắp nhưng là dân chúng, là người nghèo, những người tin ở Chúa, tin ở tính siêu nghiệm của Ngài hay không. Chính họ là những người chúng ta phải giúp đỡ để họ có tự do và được bình đẳng».

Tử đạo, chuyện thường hay xảy ra cho tín hữu kitô

Đối với các phong trào đại chúng và vai trò của họ, thậm chí cả vai trò chính trị mà những người này phải chu toàn, Đức Phanxicô «không bao giờ  nghĩ đến chiến tranh và vũ khí». Đúng, có thể có đổ máu, nhưng đó là máu của tín hữu kitô tử đạo ở khắp nơi trên thế giới do những người cực đoan, những tên khủng bố của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng, những hung thủ giết người gây ra. Những người này thật khủng khiếp và tín hữu kitô là nạn nhân của họ».

Đức Giáo hoàng nói tiếp, tử đạo là một chuyện thường hay xảy ra cho tín hữu kitô, chuyện này đã có tự lúc nào nhưng đức tin của chúng ta qua bao nhiêu thế kỷ đã chinh phục một phần lớn thế giới.

Chắc chắn, trong tôn giáo của chúng ta đã có những cuộc chiến tranh được Giáo hội hỗ trợ để chống các tôn giáo khác. Cuộc chiến tàn ác nhất là vụ giết Thánh Báctôlômêô và những loại tương tự như vậy. Nhưng những cuộc chiến tranh này xảy ra khi các tôn giáo khác và tôn giáo của chúng ta – đôi khi còn nhiều hơn các tôn giáo khác – đã để quyền lực thế gian lấn lướt đức tin và lòng thương xót.  Đức Giáo hoàng nhắc lại, «các tín hữu kitô gieo truyền đức tin, noi gương Chúa Giêsu Kitô, người tử đạo của những người tử đạo, người gieo hạt giống đức tin cho con người». Nhưng «tôi cẩn thận không đòi hỏi những người có đường hướng chính trị hướng về người nghèo, đấu tranh cho tự do, bình đẳng phải là những người tử đạo. Chính trị là một chuyện khác, và người nghèo không có đức tin thì rất nhiều. Những người này có những nhu cầu cấp thiết và chúng ta phải nâng đỡ họ cũng như chúng ta nâng đỡ tất cả những người khác. Như chúng ta có thể và như chúng ta biết».

Không có người đối lập trong lòng Giáo hội

Để kết thúc, trả lời cho câu hỏi về «những người đối lập trong lòng Giáo hội», Đức Phanxicô cho biết, «những người đối lập, tôi không nghĩ. Đức tin kết hiệp tất cả chúng tôi. Dĩ nhiên mỗi người nhìn sự việc theo cái nhìn riêng của mình; cái sườn về mặt khách quan thì là một, nhưng về chủ quan thì lại khác».

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch