Sergio Pinto đấu tranh chống nạn nghèo khổ ở Châu Mỹ La Tinh

740

Lòng quảng đại không biên giới (1/4)

lacroix.com, Gilles Biassette, Lima (Peru), 2016-07-11

Anh Sergio Pinto người Pêru, 26 tuổi là một trong các giám đốc của tổ chức Phi Chính Phủ Techo ở Chilê, đại diện cho 19 nước Châu Mỹ La Tinh và vùng biển Caraibê.

Hơn bất cứ nơi nào khác, quả địa cầu là đất của những chuyện trái ngược nhau dưới bầu trời Nam Mỹ. Sa mạc Atacama ở miền Bắc Chilê là nơi khô cằn nhất thế giới, nhưng nó lại ở gần rừng Amazone, nơi ẩm ướt và xanh tươi quanh năm.

Đỉnh của dãy Andes ở độ cao chót vót đến chóng mặt, 7000 mét và có những triền dốc dựng đứng xuống biển Thái Bình Dương. Trên đỉnh, tuyết phủ dưới mặt trời chói chang ở Santiago.

Nhưng không có gì đập mạnh cho bằng nạn nghèo khổ ở các thành phố ổ chuột ở Nam Mỹ, trong khi có những vùng lân cận lại giàu có và ở dưới sự kiểm soát an ninh chặt chẽ. Từ rất sớm, Sergio Pinto đã ý thức về nạn bất bình đẳng này.

Khi còn tuổi vị thành niên, anh Sergio đã khao khát được phục vụ cho cộng đồng. “Tôi liên lạc với tổ chức Techo, chỉ cách nhà tôi một giờ xe ở phía Bắc Lima, người dân sống trong cảnh bần cùng. Họ sống trong một tình trạng nghèo khổ tôi không hình dung được,” anh cho biết.

Techo là một tổ chức Phi Chính Phủ của Chilê được thành lập năm 1997, chỉ vài năm sau khi chế độ độc tài của đại tướng Pinochet chấm dứt. Mục đích của tổ chức này là cho những người tị nạn trong nước một mái nhà khi họ rời vùng quê trong những láng bằng gỗ hoặc bằng mái tôn ở vùng ngoại vi thành phố. Trước hết là ở Chilê rồi sau đó là đến toàn Nam Mỹ.

Giúp người dân sau trận động đất

Lần đầu tiên vào đầu những năm 2000, tổ chức Phi Chính Phủ Techo hoạt động ở nước láng giềng Pêru. Một trậïn động đất mới và cực mạnh tàn phá miền Nam nước Pêru, vùng biên giới ráp ranh Chilê. Không xa các thủ đô miền Bắc, những người vô gia cư đông vô số kể và tổ chức Phi Chính Phủ Techo không thể nào khoanh tay.

Vài năm sau, năm 2007, vùng này lại bị một cơn địa chấn mới. Lần này ở Pisco, thành phố bờ biển phía Nam. Sergio Pinto lên đường làm thiện nguyện. Anh nhắc lại, “mười ngày sau chúng tôi đến vùng bị động đất. Đã có một sự huy động rất mạnh nơi các thanh niên, chúng tôi suy nghĩ những gì mình có thể làm và những gì mình muốn làm.”

Một sự trung thành với tổ chức Phi Chính Phủ

Khi lên đại học, anh học ngành phát triển và làm việc xã hội. Khi ra trường, anh trung thành với tổ chức Phi Chính Phủ Techo, năm 2013 anh gia nhập tổ chức. Hai năm trước đó, anh làm việc trong một cơ quan chính phủ với số lương hai lần hơn. “Một sự thức tỉnh lương tâm”, hôm nay anh tự hào và hạnh phúc về quyết định và về sự thấy xa của mình.

Vì người thanh niên trẻ điềm tĩnh và kín đáo này đã tìm được con đường của mình. Bây giờ anh là giám đốc xã hội của Techo Pêru, 26 tuổi anh quản trị một đội ngũ thiện nguyện viên mà chiều đến, họ về ở tại trụ sở chính của tổ chức. Trụ sở này ở trong một khu vực tương đối gần trung tâm thành phố khổng lồ Lima. Tổ chức Techo ở Pêru có 14 nhân viên, nhưng sức mạnh của tổ chức là ở 300 thiện nguyện viên. Sau khi đi làm xong hay đi học xong, họ đến giúp công việc.

Gây quỹ, huy động năng lực, tổ chức các thiệt bị, đi đến các cộng đoàn… Công việc không bao giờ thiếu. Trên các bức tường của trụ sở ở tầng trệt là khẩu hiệu của nhãn quan và sứ vụ của tổ chức Phi Chính Phủ được viết bằng chữ thật to:

“Làm việc không ngừng trong những vùng bấp bênh để vượt lên nghèo khổ, phối hợp đào tạo và hành động cho dân mình và cho người trẻ thiện nguyện, khuyến khích phát triển cộng đồng và tố cáo tình trạng không tốt nếu có của các cộng đồng này”.

“Nhãn quan của chúng tôi rất được cộng tác”

“Điều đáng được khích lệ là chúng tôi là tổ chức Phi Chính Phủ miền Nam, anh Sergio cho biết. Chúng tôi không phải là người Âu châu da trắng thường được người Pêru nhờ đến. Nhãn quan của chúng tôi rất được cộng tác.

Đôi khi chúng tôi khó khăn không hiểu vì sao một vài dân tộc quen đưa tay ra nhận. “Các bạn cho chúng tôi gì? Các bạn có gì cho chúng tôi?”. Chúng tôi trả lời, chúng tôi không phải là người nước ngoài, chúng tôi đến đây là để giúp đỡ họ, với sự hợp tác của họ.

Một cách có hệ thống và cũng một cách tập thể, giai đoạn đầu chúng tôi tổ chức cộng đoàn để giải quyết các vấn đề cụ thể, trong mục đích xây dựng các căn hộ thích đáng, nhưng còn hơn thế nữa.

Vì nhãn quan của Techo là mở rộng ra các cơ hội làm việc. “Cách Lima khoảng ba mươi cây số, chúng tôi thành lập các xưởng đào tạo ngành ẩm thực”, anh Sergio Pinto tươi cười nói.

Một mái nhà cho tất cả

Năm 1997, được Linh mục Dòng Tên Felipe Berrios giúp đỡ, các thanh niên trẻ có sáng kiến thành lập tổ chức Phi Chính Phủ Techo ở Chilê “Một mái nhà cho tất cả”: xây các căn hộ khẩn cấp trong một đất nước sống trong nạn nghèo khổ. Vài năm sau, tổ chức Phi Chính Phủ này qua giúp nước Pêru bên cạnh, và năm 2001 giúp cho nước Salvador bị động đất mạnh. Từ đó, tổ chức Techo của Chilê, luôn luôn do một linh mục Dòng Tên điều khiển đã có mặt trên bình diện quốc tế: giúp đỡ cho 19 nước Châu Mỹ La Tinh và vùng Caraibê. Năm 2011, tổ chức đã đổi tên để chỉ còn gọi là Techo.

Marta An Nguyễn chuyển dịch