famillechretienne.fr, Hugues Lefèvre, 2016-08-24
Hubert, 28 tuổi, từ mưới tháng nay, anh chiến đấu bên cạnh lực lượng Kurde ở Syria, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Anh kể vì sao anh quyết định cầm vũ khí để chiến đấu chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng.
Ngày 10 tháng 8, Hubert, một thanh niên Pháp nghỉ đêm cuối cùng trước khi ra mặt trận ở Manbidj, ở miền Bắc-Đông Alep, để kết thúc việc chiếm lại thành phố này. Từ 28 tháng 5 vừa qua, một chiến trường lớn của Lực lượng dân chủ Syria (FDS), đồng minh của nhóm vũ trang người Kurde và Ả-Rập được lực lượng đồng minh quốc tế hỗ trợ, tìm cách chiếm lại vùng ở trong tay của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Hubert ở trong lực lượng chiến đấu này. Anh đã ở 6 tuần ở vùng ngoại biên thành phố, 3 tuần ở Manbidj. “Ở các làng chung quanh thì không đến quá khó. Nhưng ở thành phố thì khó. Cách đây 5 ngày, khi tôi đi ra ngoài để nghỉ, người ta đếm có 8 xác chết, 15 người bị thương trong bộ phận 50 người chiến đấu của tôi. Một nửa lực lượng đã ở ngoài cuộc chiến!”
“Tôi quyết định tham dự cuộc chiến này vì tôi thấy ‘công chính’”
Vậy là đã 9 tháng anh Hubert tham gia vào lực lượng người Kurde, chính xác lực lượng này mang tên Đơn vị bảo vệ dân tộc (YPG). Anh đã suy nghĩ chín chắn từ lâu về chọn lựa khó khăn và khổ nhọc để chiến đấu chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng. “Tôi không muốn dấn thân trong một binh đoàn kitô giáo, vì tôi không nghĩ đây là cuộc chiến nhân danh một tôn giáo. Đừng sao chép Nhà nước Hồi giáo tự xưng cái tiêu đề chiến tranh nhân danh tôn giáo của họ, anh giải thích. Ngược lại, là kitô hữu, tôi có một luân lý, một lương tâm nói rằng, tôi có thể dấn thân để bảo vệ các nguyên tắc của tôi, bản sắc của tôi. Vì thế tôi quyết định dấn thân vào cuộc chiến mà tôi cho là ‘công chính’ này.”
Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm (École normale supérieure), Hubert không lạ gì với vùng mà anh đã làm việc từ năm 2013 đến 2015, trong chức vụ tư vấn cho lực lượng Kurdistan. Anh mê Trung Đông, dân tộc của anh, văn hóa của anh, anh dấn thân trong một hiệp hội nhằm giúp các tín hữu kitô ở Trung Đông. Mùa hè năm 2015, trước sự tấn công tàn nhẫn của lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng, Hubert cảm thấy mình không thể là người bàng quan đứng nhìn. “Cách đây hai năm, tôi không tin là có ngày mình tham gia cuộc chiến. Có thể nói tôi ở trong vùng này không đúng lúc. Tôi nói tiếng Ả rập, nói được một ít tiếng Kurde, tôi có một vài quen biết.”
Dù anh trở về Pháp, nhưng anh giữ liên lạc qua internet với hội Sư tử Rojava, một nhóm tìm người thiện nguyện để vào lực lượng Kurde của tổ chức Đơn vị bảo vệ dân tộc (YPG). Sau nhiều lần trao đổi qua e-mail, anh nhận được đèn xanh của tổ chức, anh mua vé máy bay để gia nhập lực lượng Kurdistan-Irak , sau đó anh sẽ qua Syria.
Ngày 13 tháng 11-2015, khi anh chờ một tháng để được chuyển qua Syria, Hubert xem truyền hình và biết có vụ tấn công ở Pháp. “Vụ tấn công khủng bố ở Bataclan đã cho tôi thêm lý do để đi chiến đấu. Tôi biết, ở Pháp hay ở đây, chúng tôi cũng tham chiến cùng một cuộc chiến.” Bốn ngày sau, anh đi chiếc thuyền dã chiến băng qua sông Tibre, “đi như đi du lịch!”, anh khôi hài nói. Hubert là cựu hướng đạo sinh Âu châu, vóc dáng anh cao lớn.
Khi đến Rojava vùng Kurdistan-Syria, ở phía Bắc-Đông Syria, anh gia nhập vào phân bộ có năm mươi chiến binh. Trong số những người đến từ nước ngoài gia nhập Đơn vị bảo vệ dân tộc (có khoảng 40 000 chiến binh), anh gặp người Đức, người Mỹ và cả người Pháp. “Khi tôi đến, tôi gặp một người ở vùng Normand và một người ở vùng Paris, anh đó ở khu vực có cuộc tấn công ở tòa báo Charlie Hebdo. Anh nghe súng bắn.” Điều khẳng định cho sự chọn lựa của anh Hubert là sự đa dạng của lực lượng chiến đấu này. “Lực lượng này có người kitô giáo, hồi giáo, vô thần. Tất cả đến đó để làm cho vùng Rojava thành vùng tự do và dân chủ. Họ can đảm, họ chiến đấu cho quyền phụ nữ và bảo vệ khái niệm ‘sống chung’ đa sắc dân và đa tín ngưỡng.”
Tôi không muốn tham gia vào “binh đoàn kitô”. Đừng sao chép Nhà nước Hồi giáo tự xưng và tiêu đề chiến tranh nhân danh tôn giáo của họ.
Nhiệt thành nhưng anh cũng biết giữ một cái nhìn phê phán về phong trào này. “Một vài chiến binh rõ ràng thiếu tính cách chuyên nghiệp trong cách họ chiến đấu hay trong cách họ phát triển tư tưởng của họ.” Mặt khác, người ta có thể nghĩ sự hiện diện của nhiều binh lính Phương Tây là một phương tiện để các lực lượng Kurde hợp thức hóa sự đòi tự lập của họ với các cấp quốc tế. Nhưng, đối với anh Hubert, nếu người Kurde-Syria lôi kéo được sự chú ý, là vì họ “có khả năng về mặt quân sự, họ vừa chống được nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng vừa được lòng dân, họ hứa với dân một tương lai mới.”
Manbidj, một chiến thắng chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng
Các lực lượng Kurde rất có hiệu quả trong các tuần vừa qua. Việc chiếm lại Manbidj ngày 12 tháng 8 vừa qua là một chiến thắng của Lực lượng Dân chủ Syria (FDS). Thành phố này có 100 000 dân trước cuộc xung đột Syria, đây là cứ điểm chiến lược của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng. “Họ đã làm một bước ngoặc” người chiến sĩ trẻ giải thích, anh chiến đấu ở Manbidif lần này là lần thứ nhì. “Chính nơi đây, nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng nhận sự tiếp tế quân sự và tài chánh của Thổ Nhĩ Kỳ. Họ rất dễ nhận diện qua bộ râu, các thành viên của họ qua biên giới và cảnh sát Thỗ Nhỉ Kỳ không nói gì vì Thổ Nhĩ Kỳ không thích người Kurde. Nhưng hỗ trợ phong trào theo kiểu này, để lọt các vụ buôn bán và người thì rồi có ngày họ sẽ lãnh đủ”, anh Hubert lên án. Theo thông tin của hãng BBC, ngày thứ tư 24 tháng 8, hàng chục xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ vào lãnh thổ Syria. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố “chiến dịch này nhắm đến Nhà nước Hồi giáo tự xưng cũng như các chiến binh Kurde”.
Xâm nhập vào thành phố Manjidj từ tháng 1 năm 2014, những người của Nhà nước Hồi giáo tự xưng đã làm cho các lực lượng người Kurde “điêu đứng”. “Họ có thì giờ để đào hầm và hoàn toàn biết rõ vùng này. Chúng tôi không bao giờ thấy họ, ngoài những người bắn tỉa chúng tôi từ trên cao”, anh Hubert kể, anh cho biết, một nguy hiểm rất lớn cho chiến tranh ở thành phố là: mìn.
Trong khi chiến đấu, tiếp liệu không được bảo đảm. “Hậu cần ở xa, có khi cả ngày không có gì ăn.” Ban đêm, các chiến binh ngủ đất trong các căn nhà vừa được “rửa” xong. Dần dần, từng căn nhà một mà các phân bộ tiến vào chiếm lại thành phố, họ được các lực lượng đồng minh quốc tế giúp. “Nước Mỹ, nước Pháp tham dự mạnh vào các cuộc không tập. Cũng có nhiều lực lượng đặc biệt Pháp cố vấn và đào tạo cho Lực lượng dân chủ Syria. Đối với tôi, tôi rất được an ủi khi thấy nước Pháp dấn thân chiến đấu bên cạnh các đơn vị để bảo vệ cho dân chúng”, anh Huebert giải thích, tuy nhiên anh cho biết, “nếu được tăng viện thêm các chiến sĩ tinh nhuệ và chiến sĩ gỡ mìn thì mọi sự sẽ được nhanh hơn. Như thế sẽ có cả một khác biệt”.
Anh Hubert làm chứng: khi lực lượng Kurde đuổi được nhóm Nhà nước tự xưng thì dân chúng đã sống dưới gọng kềm của họ sẽ được nhẹ gánh. “Họ rất hạnh phúc khi thấy chúng tôi, nhất là các bà. Chúng tôi đã thấy họ đốt khăn burqa, chỉ mang chiếc khăn voan truyền thống của họ trên đầu, y phục của các bà rất màu sắc. Là cả một sốc cho họ khi họ thấy các phụ nữ cùng chiến đấu với chúng tôi (một phần ba Đơn vị bảo vệ dân tộc là phụ nữ). Người ta cũng thấy các ông sung sướng hút thuốc là, dù có hại cho sức khỏe”, anh Hubert nhẹ nhàng nói. Một trong các chuyện đặc biệt làm anh chấn động là các trường học trống rỗng và bị đóng cửa.
“Nước Pháp phải tự hào cho những gì họ là”
Sắp tới đây anh Hubert sẽ về Pháp. Anh biết, qua làm chứng mà anh sẽ tiếp tục cuộc chiến đấu của mình: “Sự kiện là một chiến binh ngoại quốc tự nó chẳng là gì hết. Một mình họ, người Kurde chiến đấu rất giỏi. Nhưng ích lợi lớn cho sự hiện diện của người ngoại quốc là cho thế giới biết chuyện gì đang xảy ra ở đây.”
Sau khi chiến đấu chống nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng tại hiện trường, ý thức hệ của họ, chắc chắn Hubert còn nắm vững hơn chúng ta, điều khẩn cấp là phải khẳng định các giá trị và lý tưởng của người Pháp. “Chúng ta có cảm tưởng nước Pháp đầy nghi ngờ, nước Pháp yếu. Nhưng không! Chúng ta biết vì sao chúng ta chiến đấu, chúng ta không được yếu đứng trước những người mong chờ tự do, nhất là các phụ nữ. Chúng ta phải tự hào với những gì chúng ta là.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch