Lên án Thỏa ước giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ

232

59

Thỏa ước giữa Liên minh châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ ký ngày 18-3, quy định bất kỳ ai đặt chân lên các đảo của Hi Lạp trong hay sau ngày 20-3 đều sẽ bị gởi về lại Thổ Nhĩ Kỳ, trừ phi họ được cho phép cư trú ở Hi Lạp.

Mỗi một người Syria bị gởi trả lại, EU sẽ nhận một người Syria khác từ Thổ Nhĩ Kỳ vào cư trú ở châu Âu.

Đổi lại, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được các nhượng bộ bao gồm hàng triệu euro để giải quyết cho 2.7 triệu người tị nạn Syria đang ở đây, cũng như đẩy nhanh tiến trình hội nhập của nước này vào EU.

Các nhóm nhân quyền đã lên án thỏa thuận này là việc Âu châu chối bỏ bổn phận bảo vệ cho những người xin trú ẩn.

Hồng y Antonio Maria Vegliò, phụ trách vấn đề di dân của Vatican, đã nói thẳng, rất thẳng rằng thỏa ước này của EU và Thổ Nhĩ Kỳ, là xem người di dân như hàng hóa có thể trao đổi qua lại, và không nhìn nhận phẩm giá con người của họ.

Là con trai của những người nhập cư Ý vào Argentina, Đức Phanxicô đã đưa cảnh ngộ của những người tị nạn, người nghèo và người bị áp bức làm trọng tâm triều giáo hoàng của ngài, lên án sự lãnh đạm toàn cầu hóa của thế giới đối với những người bất hạnh.

47


Trong khi đó, những nỗ lực tuyệt vọng của người di dân, vẫn đang diễn ra.

Hình ảnh Những người tị nạn cố gắng phá vỡ hàng rào thép giữa Hi Lạp và Macedonia, vào chiều ngày thứ bảy 16-04

Một nhóm các thanh niên tị nạn níu phần rào thép và kéo thanh sắt hàng rào

Cho dù có nguy cơ bị thương cao, nhưng thanh niên này nắm hàng rào bằng tay trần trong nỗ lực tuyệt vọng cố gắng băng qua biên giới

Trong lúc nhóm này đã thành công trong việc hạ sập hàng rào, thì cảnh sát vừa đến, ngăn họ lại

Sau một vài phút, thanh niên này đã bỏ cuộc và nhảy xuống khỏi hàng rào

J.B. Thái Hòa tổng hợp