Tiểu chủng viện ở Miến Điện

184

aleteia.org, Yves Meaudre, 2016-04-02

Tiểu chủng viện ở Miến Điện

Lời kêu gọi của linh mục trẻ Tôma Lang Hen, ở địa phận mới Kalay, một địa phận được Đức Bênêđictô XVI thành lập ở các ngọn đồi Chin, gần biên giới Miến Điện và Ấn Độ.

Cách đây hai năm, vùng đồi núi Chin ở Miến Điện còn là vùng đất đen. Tuyệt đối cấm người ngoại quốc không được đến đây, thậm chí cả những người dân ở các tỉnh lân cận cũng không được đến. Người dân ở đây rất nghèo khổ. Cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ. Điện, nước, đường xá, trường học chưa đủ. Các gia đình người gốc Tây Tạng thương có từ tám đến mười người con. Nhiều gia đình cùng sống chung một nhà. Khí hậu thì khắc nghiệt. Nạn suy dinh dưỡng là tình trạng chung. Có 95% dân số là kitô hữu trong một nước mà 90% dân số là phật tử, đôi khi đạo Phật ở đây rất cực đoan do chính quyền gây ra như trường hợp họ xử lý các người Rohingya năm ngoái.

Linh mục Tôma mở một tiểu chủng viện gồm 70 chủng sinh trẻ, không phải trong mục đích buộc họ sau này sẽ thành linh mục, nhưng để giáo dục các em sau này lớn lên trở thành những người có trách nhiệm với cộng đồng. Những em được chọn này ý thức bổn phận của thanh niên kitô giáo trẻ là phải làm gương. Trở thành những người có thể giúp đất nước phát triển với ý thức xây dựng vì lợi ích chung. Những giá trị cho tương lai mà trên đó dân chúng có thể dựa lên để phát triển về các mặt kinh tế, xã hội, thậm chí là cả tổ chức chính trị theo như chữ này đòi hỏi. Được trưởng thành trong Phúc âm, họ sẽ đưa ra giáo huấn xã hội của Giáo hội, một giáo huấn có giá trị phổ quát.

Từ năm 1864, các nhà truyền giáo của hội Thừa sai Nước ngoài ở Paris (MEP) đã rao giảng phúc âm ở tỉnh này, nhưng đến năm 1962 thì họ bị đuổi đi. Tinh thần của họ đã có tác động sâu xa đến dân chúng. Người dân vẫn còn giữ kỷ niệm sâu đậm và nhiệt tình với họ và nhắc đến các nhà thừa sai này với một tấm lòng xúc động vô biên. Điều này đã làm lay động tâm hồn nhiều người.

Ở mất hút trong những vùng gọi là “vùng sâu vùng xa” của mọi văn minh, linh mục Tôma xin chúng ta giúp cho các “chủng sinh”, vì đến cuối tháng thì rất chật vật, các em không có đủ ăn. Cha cầu nguyện và các chủng sinh cũng cầu nguyện, nhưng thực tế thì giống như Thánh Dom Bosco, cha cho chúng tôi biết cha cần 7000 ơrô để kết thúc năm học mà không phải trả các “chủng sinh” về nhà của các em. Một nhân viên của đài chúng tôi đã cho 2500 ơrô. Số còn lại còn phải xin thêm. Xin các bạn gởi chi phiếu cho hội Trẻ em sông Cửu Long (Enfants du Mékong) để giúp tiểu chủng viện Chin.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch