Vatican, cao cấp trong truyền thông

329

lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois , 2016-03-24

Vatican, cao cấp trong truyền thông

Để siêu trong lãnh vực truyền thông, Đức Phanxicô ghét kiểu “thực tế” gọi là ảo. Sáng thứ năm, trong thánh lễ Truyền Dầu mở đầu Tam Nhật Thánh mùa Phục Sinh của Giáo hội Công giáo, ngài đã lên án thẳng thừng các linh mục nuôi ảo tưởng rằng, qua Internet thì mình tiếp xúc được với “vô số người nghèo, người vô minh, người bị tù”. Chống loại “thời thượng ảo, chỉ cần nhích chuột đóng và mở”, Đức Phanxicô chống tiếp xúc trực tiếp, ngay cả về mặt thể lý với những người nghèo nhất.

Vậy mà cũng ngày Thứ Năm Tuần Thánh này, theo nghi thức phụng vụ, ngài đã rửa chân cho mười một người di dân trẻ ở một Trung tâm của những người xin quy chế tị nạn ở Rôma. Và đúng là muốn đi về phía “dân tộc nghèo, đói, tù nhân của chiến tranh, những người không tương lai, cặn bã và bị ruồng bỏ này” mà ngài muốn đẩy Giáo hội Công giáo đi tới.

Lấy ngôi của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Nhưng không có chuyện bác ái ảo… Vì mỗi lần ngài xin tín hữu công giáo làm việc từ thiện, ngài đều đặt hai câu hỏi kèm theo: “Người vô gia cư này anh chị em có nhìn thẳng vào mắt họ không? Anh chị em có cầm tay họ không?”

Nên, giáo hoàng bài-ảo này thích làm cho ban an ninh lên ruột vì cứ mỗi lần gặp giáo dân là ngài như hòa mình vào đám đông với họ. Bài-ảo nhưng lại làm những chuyện lạ thường không ai làm được trên mạng ảo! Trong vòng ba năm giáo triều, ngài đã làm cho nụ cười của Đức Đạt Lai Lạt Ma xuống ngôi, nụ cười như biểu tượng tinh thần đã được thế giới đồng thuận. Các quan điểm của Đức Phanxicô chắc chắn là dứt khoát, nhưng nó không để cho một ai phớt lờ được. Ở một thế giới đã đầy ứ, đã ê chề thì ngài lại thành công làm cho mọi người ngạc nhiên và ngài bước qua hàng ngủ toàn cầu của những nhân vật vừa nghiêm trang, vừa đáng kính, vừa bình dân gần gũi, vừa được mến chuộng, nói được với tất cả mọi người, ở mọi vĩ tuyến, trong mọi văn hóa.

Nhưng nếu theo các con số thăm dò thì ngài chưa hạ được Đức Gioan-Phaolô II về mức mến chuộng toàn cầu. Đức Giáo hoàng Ba Lan – người ta đã quên ngài rồi – đã là một tiêu chuẩn truyền thông đặc biệt trong hai thập niên đầu triều giáo hoàng của ngài  (1978-2005). Điểm khác biệt lớn là thời Giáo hoàng Gioan-Phaolô II chưa có mạng xã hội như bây giờ, bây giờ mỗi người lại có thể trở thành một ‘cơ quan truyền thông’, lấy tin, phát tin với hiệu ứng tăng gấp bội! Thời của Đức Gioan-Phaolô II là thời báo giấy, người đọc chờ giờ báo phát hành, thời của đài phát thanh, đài truyền hình có thời khóa biểu cố định. Với nghệ thuật của một mục tử cao cả, các cử chỉ của Đức Gioan-Phaolô II đã ‘đục thủng’ màn hình!

Điều này chứng tỏ về nghệ thuật truyền thông, Vatican không phải là một chú bé giúp lễ hay người mới tập việc. Khi đài phát thanh vừa được phát minh thì một trong những cơ quan đầu tiên có đài là Vatican: Radio Vatican. Vào thời Internet, thì ngay lập tức Vatican là một trong những cơ quan quốc tế đầu tiên có trang web với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Người rụt rè và không thích xuất hiện trước báo chí như Đức Bênêđictô XVI mà năm 2012 cũng khai trương tài khoản Twitter @Pontifex của mình bằng tiếng la tinh! – dĩ nhiên Đức Phanxicô dùng lại tài khoản này và… cho nó uống thêm thuốc kích thích!

Vì bí mật trong nghệ thuật truyền thông của giáo hoàng Dòng Tên này là tài khéo léo dùng những câu ngắn của ngài. Nó chích nhưng chích đúng mục tiêu! Vì thế sáng Thứ Năm Tuần Thánh, ngài chích tiếp lần thứ nhì: “Thường thường, chúng ta mù quáng nên không thấy được nét đẹp của ánh sáng đức tin, chỉ vì có quá nhiều các loại thần học rắc rối…”

Marta An Nguyễn chuyển dịch