la-croix.com, Béatrice Bouniol, 2016-03-03
Nhân dịp ra mắt quyển sách “Vì sao chúng ta đã đánh mất thế giới và làm thế nào để tìm lại nó (Pourquoi nous avons perdu le monde, et comment le retrouver, nhà xuất bản La Découverte), báo Thánh Giá có cuộc gặp với triết gia Crawford, người mở một xưởng cơ khí và bảo vệ cho một lối học việc ngược với hệ thống giáo dục hiện nay.
Chắc chắn ông chẳng bao giờ ngờ người ta đã mong chờ ông như thế. Tác phẩm đầu tiên của ông “Ca tụng hệ thống điều hòa khí các-bu-ra-tơ” (Éloge du carburateur, nhà xuất bản La Découverte) đã làm cho ông trở thành một hiện tượng lạ trong môi trường tri thức phương tây.
Tốt nghiệp ngành vật lý và triết học chính trị, văn phòng ở bên cạnh văn phòng của người đoạt giải Nobel J. M. Coetzee, ông là giám đốc một công ty cố vấn nổi tiếng ở Washington nhưng ông bỏ tất cả để đi sửa môtô và mô tả kỹ lưỡng kinh nghiệm làm việc tay chân, đôi khi “lôi cuốn hấp dẫn về mặt tri thức hơn” các chức vụ trước đây của mình.
Dưới ngòi bút của ông, sửa xe, nghe tiếng máy bị hư và phục vụ người khác minh chứng cho một tương quan mà các tư tưởng gia ở thư viện không thể với tới được!
“Nuôi dưỡng toàn những hụt hẫng”
Sáu năm sau, với hình ảnh cọng rơm nổi loạn này trong đầu mà ông đến gặp nhà xuất bản của mình. Trước khi chứng thực, cũng hơi mắc cở, rằng thêm một lần nữa, mình không ở trong mẫu số chung của nhiều người. Vóc dáng kín đáo, áo sơ mi ô vuông, giọng trầm lắng gần như rụt rè, mắt kiếng triết gia, bàn tay thanh lịch, Matthew B. Crawford cẩn thận trả lời phỏng vấn.
Một tuần một ngày dạy ở Đại học Virginia, nơi ông có các buổi thảo luận chuyên đề, bốn ngày làm việc ở xưởng sửa xe, một quân bình ông đạt được. Một “giao động” giữa lý thuyết và thực hành, “bây giờ thì dễ dàng, quen thuộc và hạnh phúc mà trước đây thì nhiều hụt hẫng, khi sửa mấy chiếc môtô ở dưới nhà như một việc để thoát khỏi công việc tri thức”.
“Học để soạn”
Chắc chắn phê phán một hệ thống giáo dục mà kinh nghiệm cụ thể chỉ còn là công dã tràng thì không xa lạ gì với ký ức này. Chắc chắn nó cũng được nuôi dưỡng bởi ký ức của một thời phi thường, giữa 9 và 15 tuổi, thời được sống trong một môi trường mà việc làm tay chân chiếm phần lớn thì giờ trong ngày, một “hộp đen” mà ông không muốn mở ra trong lúc này, ông muốn giữ cho mình các ký ức này.
Đây sẽ là một quyển sách trong tương lai, có lẽ. “Đây không phải buộc tất cả mọi người phải trở thành thợ điện – ông thích lập luận như thế, vì thợ điện là một nghề ông khám phá ở tuổi vị thành niên – Nhưng đừng bao giờ yêu cầu học sinh thử nghiệm, xây dựng một khung bằng cách áp dụng lượng giác chẳng hạn, ngăn không cho chúng phát triển các phẩm chất khác. Hành động trên một môi trường chung là học để hiểu thế nào bộ máy được điều hành, là để đối phó với phê phán của người khác.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch