Nghĩa trang cho các kinh Coran cũ ở Pakistan

189

la-croix.com, Olivier Tallès, 2016-03-03

Jabal-e-Noor Quran
Các bản kinh Coran cũ được chất đống lưu trữ

Ở một xứ mà việc phá hủy sách thánh hồi giáo có thể bị kết án tử hình, một người giàu ở Pakistan đã cho thành lập dưới ngọn núi nơi một lưu trữ các kinh Coran cũ.

Lối đi đến đồi Jabal-e-Noor (núi ánh sáng), gần làng Quetta giống như lối vào một viện bảo tàng được một hiệp hội trông coi, hiệp hội loại này có nhiều ở Pakistan. Đi qua cánh cửa, du khách sẽ thấy một đường ngầm quanh co được đào dưới núi, nơi có một đền thánh rất đặc biệt chứa các kinh Coran cũ. Các sách thánh này được tín hữu đưa đến đây để được nằm yên nghỉ. Hàng triệu bản kinh nằm dưới núi, bị bụi và thời gian gặm nhắm dần. Dưới chân đồi, hàng hàng lớp lớp xắc chứa kinh Coran chờ người quản lý đến thu gom và tìm một chỗ để cất trong viện bảo tàng nằm sâu dưới núi này, một công việc không phải là dễ.

Làm sao tháo dỡ một kinh Coran

Được thành lập năm 1992, hàng năm đền thánh có hàng ngàn du khách lần từng vách đường ngầm vào đây cầu nguyện. Người sáng lập đền thờ này là thương gia giàu có Abdul Sammad Lehri, ông muốn giữ các bản thảo cũ nhưng cũng muốn giúp các tín hữu tìm cách giải quyết cho các cuốn kinh Coran cũ của họ.

Bởi vì vứt bỏ một bản kinh cũ ở Pakistan không phải là chuyện đơn giản, một luật gây tranh cãi về chuyện phạm phượng có thể kết án tử hình cho những ai thiếu tôn trọng kinh Coran. Từ những lời buộc tội đơn giản, có thể dẫn đến việc đám đông hành hình đương sự bị cho là xúc phạm.

Trong khi Tiên tri của đạo Hồi không nói gì về chuyện này, thì các tín hữu lại tôn kính vật đáng lẽ phải bỏ vào thùng rác. Ở Pakistan, hàng giáo sĩ yêu cầu tín hữu bọc quyển sách trong một miếng vải rồi đem chôn, hoặc để nước dấp các trang dần dần.

Để đáp ứng với việc chất đống các tác phẩm này, các người quản lý của đền thờ Jabal-e-Noor mong có thể tái hồi các bản kinh Coran, một yêu cầu được hội đồng các nhà chức trách hồi giáo chấp nhận. Một cách cụ thể, trước hết các chữ của sách được xem là thiêng liêng phải được xóa theo chỉ giáo của đạo hồi, trước khi đem đi tái hồi thành giấy cứng hay sách.

Vấn đề là các nhà máy tái hồi ở Pakistan từ chối xử lý các bản kinh Coran, vì lý do rắc rối của vấn đề và vì sợ làm cớ cho tín hữu nổi giận. Tháng 11 năm 2015, một nhà máy của tỉnh Pendjab đã bị đốt cháy trong một cuộc nổi loạn: đám đông cho rằng một nhân viên đã đốt cháy các trang sách thánh trong nồi hơi.

Các tôn giáo khác như đạo hinđu hay Do thái giáo cũng yêu cầu tín hữu có những cách riêng để hủy sách của họ.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch