aleteia.org, Jules Germain, 2016-02-15
Tất cả chỉ là tình cờ? Đối với nhà sinh học Martin Nowak, tình cờ không thể nào lại ở trên Chúa được. Theo ông, không có Chúa, không có gì có thể tồn tại.
Nhà toán học và sinh học Martin Nowak là một tín hữu công giáo sốt sắng. Theo báo Pro, đối với giáo sư trường Đại học Harvard này, thì ông chẳng có gì phải lo lắng cho việc một chuyên gia về thuyết tiến hóa như ông lại tin vào Thiên Chúa Tạo Dựng.
Khi người ta hỏi ông tìm Chúa ở đâu, nhà sinh học và toán học người Áo giải thích, “Thiên Chúa luôn hiện diện. Ngài là sự hiện hữu nội tại trong tất cả và còn nội tại ở trong tôi còn hơn cả chính tôi. Chúa không phải chỉ thỏa là tạo dựng tất cả tốt ngay từ đầu. Điều cần thiết là từng giây phút sự sống phải đứng vững”.
Báo Zeit Wissen đã phỏng vấn nhà bác học về tương quan của một tín hữu như ông với sự tiến hóa sinh học, và làm sao ông hóa giải được hai vấn đề này. Các ký giả đã không giấu được sự ngạc nhiên khi thấy một nhà khoa học như ông lại hóa giải dễ dàng đức tin công giáo của mình với tính rạch ròi của nhà nghiên cứu. Theo nhà bác học Novak, ý tưởng của một tạo dựng không có gì là nghịch lý với thuyết tiến hóa. Tiến hóa là lý thuyết mô tả cho biết làm sao cuộc sống được tỏ rõ. Nó không loại trừ Chúa: “Tiến hóa mô tả sự xuất hiện và phát triển cuộc sống trên hành tinh này và rất có thể nó cũng xảy ra khắp nơi trên vũ trụ này. Nhưng không có Chúa thì sẽ không nghĩ tới có vũ trụ, không sinh hóa và như thế cũng không tiến hóa. Tình cờ đã không lấy chỗ của Chúa. Chính Chúa đã làm thế nào để mang đến một hiện hữu, như chúng ta cảm nhận như thử đó là thứ bậc của tình cờ và những gì mà chúng ta nghĩ như đã được trang bị cho một mục đích chính xác”.
Như thế nhà bác học Nowak cho thấy thuyết tiến hóa là bằng chứng cho một sự sáng tạo vô biên mà cuộc sống đã được trang bị. “Cuộc sống trên quả đất này ngày càng phức tạp. Cách đây ba tỷ năm, quả đất này đầy cả vi trùng và nó đã có thể vĩnh viễn như thế mãi mãi”. Có vẻ như người ta không nhận ra với sác xuất nào tiến hóa có thể sẽ đi một hướng khác. Con người và ngay cả phần lớn súc vật diệu kỳ, đúng là một phép lạ của thiên nhiên.
“Sự hiện hữu của Chúa sẽ không chứng nhận được theo cách khoa học”
Đức tin cũng đóng một vai trò trong chính sự hiểu biết. Chẳng hạn cái người ta gọi là tiên đề (axiome) thì thật sự người ta không thể nào chứng thực được. Phải tin là có chúng để làm việc với chúng. Đó là một đức tin còn mạnh hơn đức tin của một tu sĩ. Một tu sĩ luôn có thể nói có một ngày mình sẽ thấy Chúa Giêsu Kitô. Trong khi một nhà khoa học sẽ không biết các tiên đề này có thật hay không.
Sự việc có rất nhiều nhà khoa học xem đức tin là phi lý và không tương hợp với khoa học, thì theo nhà bác học Nowak, là vì khoa học chính nó không cho phép đến được với Chúa. Chúa không phải là một sinh vật ở một chỗ nào đó trong vũ trụ như bất cứ một điểm lamđa nào. Nhưng nếu khoa học không cho phép đạt tới Chúa, thì điều này không có nghĩa là Chúa không tồn tại. Điều này chỉ có thể nói, khi nhất là, sự hiểu biết khoa học hiện đại dựa trên định kiến về mặt vật chất thì bị giới hạn. “Kết luận rằng Chúa không hiện hữu, điều này chẳng có gì là khoa học. Điều này vẫn là một loại tôn giáo. Một tôn giáo của chủ nghĩa vô thần.”
Sau khi học sinh hóa, năm 1989 Nowak tốt nghiệp Đại học Vienna về môn toán và ở lại bốn năm sau để làm nghiên cứu. Từ năm 2003, ông dạy ở Đại học danh tiếng Harvard ở Mỹ.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch