Paris theo lời tiên tri

504

Aleteia – Matthew Becklo – 20/11/2015

 -

‘Lịch sử, là một phép thử cho nhân loại. Nhưng chúng ta biết rõ rằng nhân loại đã hỏng bài thử thách này.’

Sau khi những vụ tấn công tồi tệ nhất đánh vào nước Pháp kể từ sau Thế chiến II, lời cảnh báo tiên tri này từ nhà nhân học người Pháp, René Girard trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Với nhiều người, các vụ tấn công Paris là một lời kêu gọi thức tính về thông tin an ninh, về khủng hoảng tị nạn, về Hồi giáo hay tôn giáo nói chung. Nhưng René Girard hiểu Paris như một lời kêu gọi thức tỉnh khác kia, một lời thức tỉnh về hiện tượng chung của tâm hồn mọi xã hội loài người.

Sau những gì đã diễn ra, không thể không nghĩ về Girard. Sinh ra ở Avignon, và học tập ở Paris, Girard viết luận văn tiến sỹ về ‘Ý kiến của người Mỹ về nước Pháp’ và tiếp tục dạy tiếng Pháp và văn học ở Stanford. Rồi ông vươn lên xuất chúng từ thập niên 1970, với luận thuyết khuôn khổ chéo về nguồn gốc của tôn giáo và bạo lực. Trong những năm về sau, ông áp dụng luận thuyết này cho đường hướng tiệm tiến cánh chung của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo. Nếu thế vẫn chưa đủ, thì Girard vừa qua đời chỉ 9 ngày trước các cuộc tấn công vào quê nhà của ông.

Thấu suốt của Girard là: nguồn gốc của bạo lực con người là một hệ thống hiến tế con dê thế tội với sự ngụy trang trá hình. Các đối thủ cạnh tranh thời xưa, giận điên lên vì một vài đối tượng mà họ muốn tiêu diệt, sẽ nhắm đến một kẻ ngoài vòng pháp luật trong cộng đồng để làm cái bia cho các thế lực cạnh tranh hủy hoại này. Việc chung tay tàn sát con dê thế tội này, giúp giữ vững trật tự xã hội, và các tôn giáo mang tính hiến tế cổ xưa (sát tế thú vật hay thậm chí cả con người) đã thực hiện và nghi lễ hóa xung lực này, che chắn nhân loại khỏi bạo lực của chính mình.

Vậy tất cả những điều này có ý nghĩa gì với các vụ tấn công vừa qua? Xét qua thì không có gì mấy. Chúng ta không thấy một hệ thống nghi thức hiến tế con dê đền tội, chúng ta thấy một bên là các hành động bạo lực tàn ác và vô tội vạ, bên kia là một dòng sông máu những người vô tội, và giữa đó là một khoảng cách quá lớn đến nỗi chúng ta không thấy được ý nghĩa của bi kịch này.

Nhưng Girard thấy dạng ‘leo thang toàn cầu đến những cực điểm’ này là xác nhận cho thấu suốt thứ hai của ông, rằng: Thập giá là điểm kết cho việc con người hiến tế con dê thế tội. ‘Hệ thống bảo vệ bằng con dê thế tội, cuối cùng bị hủy hoại bởi trình thuật Thập giá, với sự vô tội của Chúa Giêsu, và từng chút một là của tất cả các nạn nhân tương tự. Chúa Kitô đến để mang lấy vị trí nạn nhân. Ngài đặt mình vào giữa trung tâm của hệ thống này để tiết lộ những việc làm giấu kín của nó.’

Từ quan điểm nhân học, hình mẫu được yêu chuộng của ‘một sự vô cùng dịu dàng, vô cùng đau khổ’ đến cùng với sự sỉ nhục. Khi chúng ta thấy một phụ nữ mang thai treo mình trên khung cửa sổ bởi vì sự suy đồi của phương Tây, hay một trẻ tị nạn mồ côi bị trục xuất vì tội lỗi của những kẻ áp bức, và chúng ta ngay lập tức lao đến để bảo vệ và biện hộ cho họ, chúng ta đang phản ánh sự hiển thị của các con dê thế tội trong một thời điểm và địa điểm cụ thể trong lịch sử.

Nếu đó là Hồi giáo, thì tôi không phải là người Hồi giáo!

Girard ghi nhận rằng, ‘Và thế, sự hiển thị, vốn tốt ở mức độ tuyệt đối, lại được chứng minh là xấu trong mức độ tương đối, bởi chúng ta không chuẩn bị để mang lấy các hệ quả của nó.’

Bất chấp điểm tận cùng này, vũ trụ vẫn tiếp tục đầy dẫy các con dê thế tội. ‘Có vẻ như tất cả mọi người dự phần vào hiện tượng này, không trừ một ai.” Và theo định nghĩa của Girard, thì con dê thế tội của chúng ta, đang ẩn khỏi tầm mắt. Chúng ta thấy các con dê thế tội ở Paris, chúng ta thấy họ trên bờ biển, nhưng trong chúng ta, thì không.

Nhưng cái mà chúng ta thường thấy chính là hiện thực của bạo lực của chính chúng ta. ‘Nền văn minh của chúng ta sáng tạo nhất và mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nhưng cũng là nền văn minh dễ vỡ và bị đe dọa nhất, bởi nó không còn những hàng rào an toàn của tôn giáo cổ xưa.’ Trong trường hợp này, bạo lực không có lời biện bạch nào khác ngoại trừ chính bạo lực, nó dẫn đến các vụ xả súng nơi trường học, các vụ đánh bom tự sát, và các mối đe dọa hạt nhân mà chúng ta chấp nhận như là lệ thường của thế giới hậu hiện đại..

Tại sao những biến cố như chúng ta đã thấy ở Paris, giờ quá phổ biến? Tại sao, có phải do chúng ta đã thất bại trước thử thách mang tên lịch sử? Câu trả lời không dễ nghe của ông, là lời than thở của một nhà nhân học và cũng là lòng nhiệt thành của một người trở lại đạo Công giáo. ‘Chúng ta không Kitô cho đủ.’

‘Nhân loại phải có hành vi như Chúa Kitô đã dạy. Tránh xa hoàn toàn sự trã đũa và từ bỏ đường lối cực đoan … từ bỏ bạo lực của mình.’

Chúng ta có thể không? Chúng ta sẽ làm không?

Hình chỉ có tính chất minh hoa

J.B. Thái Hòa chuyển dịch