lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois, 2015-10-17
Vậy mà tòa Đại sứ Pháp ở Rôma là một trong những tòa nhà đẹp nhất Rôma. Tòa nhà có một nét duyên dáng hiếm có nhưng nó vẫn còn ngủ êm! Nó đang chở người đến ở! Trong những ngày lễ trọng đại như ngày hôm nay, sự vắng mặt ông đại sứ là một sự vắng mặt lớn. Chúa nhật 18 tháng 10, Giáo hội Công giáo vinh danh một gia đình Công giáo Pháp, ông bà Louis và Zélie Martin, cặp vợ chồng đầu tiên trong lịch sử cùng được phong thánh chung. Thêm nữa, họ lại là thân sinh của Thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu.
Nhân dịp này nước Pháp cử đại diện cao cấp của mình, ông Bernard Cazeneuve, bộ trưởng bộ Nội vụ, đảm trách Phụng tự đến dự. Trong lịch làm việc ngập tràn bởi sự xuống cấp về mặt xã hội của đất nước, trong bối cảnh xã hội giáo dân không còn hình bóng giáo sĩ, nhà ngoại giao tế nhị này tìm thì giờ để xây dựng một đối thoại thanh lịch với các tôn giáo. Và đặc biệt với Giáo hội Công giáo mà từ khi nhận chức, tháng 4-2014 đến bây giờ, ông tích cực làm việc để có một sự giải hòa về mặt chính trị.
Chính ông mới là đại sứ có hiệu quả nhất của chính quyền xã hội trong các tương quan với Giáo hội. Ngày 8 tháng 9 vừa qua, lần đầu tiên ông được mời đến nói chuyện ở Hội đồng các Giám mục Pháp và ông đã để lại một ấn tượng mạnh. Chiều thứ bảy này, ông sẽ gặp Hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin và Bộ trưởng Ngoại giao Paul Gallagher. Nếu Bernard Cazeneuve không phải là chính trị gia cánh tả thì người phục vụ Quốc gia này có một nghệ thuật đối thoại bình thản và hòa hợp, cùng hàng với … hồng y, ông hội đủ các đức tính được mến chuộng đàng sau các bức tường của Vatican. Theo một người thân cận của vấn đề, dù sao thì cũng rất cần tài khéo léo ngoại giao trong giai đoạn «nghịch lý» giữa các quan hệ của nước Pháp và Tòa Thánh..
Thế mà, tưởng hợp mà không hợp khi cả hai bên không đồng quan điểm về các chuyện nội bộ. Chuyện bên ngoài thì họ hợp nhau: bảo vệ tín hữu Kitô và các cộng đồng thiểu số ở Trung Đông, bảo vệ khí hậu và hành tinh, bảo vệ làn sóng người tị nạn. Nhưng họ sẽ cãi nhau về chuyện hôn nhân đồng tính, về lý thuyết giới tính với sự hỗ trợ của Quốc gia. Và cuối cùng là nghịch lý của sự chọn lựa tân đại sứ Pháp cho Tòa Thánh. Tháng 1-2015, nước Pháp đề cử ông Laurent Stefanini, người đồng tính làm đại sứ Pháp ở Vatican. Nhưng bộ ngoại giao chưa nhận được sự «phê chuẩn» của Tòa Thánh. Nếu sự im lặng này vẫn kéo dài, và đã kéo dài, và không có gì là không thể được với Đức Phanxicô, thì điều này có nghĩa là Rôma không chấp nhận dù Đức Phanxicô đã tiếp kiến riêng ông Laurent Stefanini. Từ những chuyện này, trong cuộc gặp của hai bên vào chiều thứ bảy này, vấn đề sẽ được mở ra. Và cũng có thể có một giấc mơ: Đức Phanxicô nhận lời đến nước Pháp. Và tại sao không, vào ngày 30 tháng 11 sắp tới dưới hình thức sáng đi chiều về để dự cuộc họp thượng đỉnh COP21 ở Paris về sự thay đổi khí hậu như trong lần ngài đến Nghị viện Âu châu ở Strasbourg ngày 25 tháng 11 năm 2014.
Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch