Đức Phanxicô kêu gọi có tinh thần thượng hội đồng hơn và phân quyền ra địa phương

261

Radio Vatican, 2015-10-17

Đức Phanxicô kêu gọi có tinh thần thượng hội đồng hơn và phân quyền ra địa phương

Thứ bảy 17-10-2015, tại Đại thính đường Phaolô VI đã có buổi lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Hội đồng Giám mục, các nghị phụ và các dự thính viên cùng ở bên Đức Gíáo Hoàng trong buổi lễ này. Ngày 15 tháng 9-1965, trong phần mở đầu buổi họp cuối cùng của Công đồng Vatican II, Đức Phaolô VI đã ban bố Tự sắc Nhiệm vụ Mục vụ của các Giám mục (Apostolica Sollicitudo) để tái phục hồi hình thức họp đã có từ hàng thế kỷ trong Giáo hội Công giáo nhưng lại ít họp, trong khi các Giáo hội Đông phương và Tin Lành vẫn thường xuyên họp.

Sáng thứ bảy hôm nay, các hồng y và các giám mục đại diện nhiều châu lục đã lên diễn đàn để tường trình về các buổi họp trước đây và về các hướng được phép trong cách quản trị mới của Giáo hội Công giáo.

Đi theo đường hướng của Đức Phaolô VI, Đức Phanxicô luôn «đề cao vai trò của Thượng Hội đồng vì đây là “một trong những di sản để lại quý báu nhất” của Công đồng Vatican II. Theo ngài, đây là một điều cần thiết vì «thế giới chúng ta sống và chúng ta được gọi để yêu thương và phục vụ trong những điều trái ngược nhau, đòi hỏi Giáo hội phải củng cố năng lực trong mọi địa hạt của sứ vụ mình». Và chính trên “con đường làm việc đồng đội» mà Giáo hội phải đi theo ở thiên niên kỷ thứ ba này.

Sau đó Đức Phanxicô nhắc lại các mức độ khác nhau của khái niệm đồng đội. Đồng đội bao gồm hết tất cả những người đã được rửa tội, đã là dân của Chúa. «Mỗi người đã rửa tội là một chủ thể tích cực trong việc rao giảng Phúc Âm», Đức Phanxicô nhắc lại. Chính vì thế mà Thượng Hội đồng đang tiến hành tham khảo với tất cả các tín hữu về chủ đề gia đình. «Làm sao nói về gia đình mà không nhờ đến các gia đình, không nghe niềm vui, hy vọng cũng như nỗi đau đớn và lo lắng của họ?»

Vì «một Giáo hội có tinh thần hội đồng là một Giáo hội của lắng nghe, của lương tâm lắng nghe, còn hơn là nghe». Như thế Thượng Hội đồng là «điểm hội tụ của sự lắng nghe tích cực này, một sự lắng nghe dẫn đến tất cả các mức độ của đời sống Giáo hội». Và kết thức ở mức Giáo hoàng, «người được gọi như chủ chăn và chăm lo cho mọi tín hữu, là chứng nhân tối hậu, không phải do các xác tín riêng của mình».

Đây là điểm mấu chốt trong cách Giáo hoàng quản trị sứ vụ của mình trong Giáo hội, quản trị theo kiểu “kim tự tháp ngược mà đỉnh nằm ở dưới”. Một vị thế nêu bật cách phục vụ của Giáo hoàng là cho tất cả. «Hôm qua, hôm nay và mãi mãi quyền uy duy nhất là quyền uy phục vụ, quyền uy duy nhất là quyền uy của thánh giá». Đức Phanxicô nhấn mạnh sự «cần thiết và khẩn cấp là phải suy nghĩ cho một sự hoán cải của triều giáo hoàng», rằng Giáo hoàng không phải ở trên Giáo hội mà ở trong Giáo hội, là người phục vụ đầu tiên.

Trong bài diễn văn của mình, Đức Phanxicô đã nêu ra các mức độ khác nhau của tinh thần thượng hội đồng trong một Giáo hội đồng đội. Tất cả đều khởi đi từ các Giáo hội cá thể qua các thượng hội đồng của các giáo phận. Rồi mói đến các tỉnh bang, các vùng giáo sĩ, một tầm mức mấu chốt vì «hết thời Giáo hoàng thay thế các hội đồng giám mục địa phương trong việc nhận định tất cả các vấn đề đang có trong địa phận của mình». Đức Phanxicô khẳng định, phải giải quyền từ trung ương, các vấn đề và các giải pháp có thể khác nhau từ vùng này hoặc từ xứ này qua xứ khác. Và đương nhiên, mức độ cuối cùng của tinh thần đồng đội là mức độ của Giáo hội hoàn vũ.

Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch