Raúl Castro có sợ Đức Giáo hoàng không?

608

famillechretienne.fr, 2015-09-16

pope francis raul castro hand

Gần đến ngày Đức Phanxicô đi Cuba, chủ tịch Rául Castro có nhiều hành động cởi mở. Ông già độc tài cộng sản sợ Giáo hoàng Dòng Tên sao?

3522 tù nhân được ân xá, một nhà thờ mới sắp được xây, nhật báo Granma của Đảng cộng sản Cuba có bài xã luận “chào mừng” Đức Giáo hoàng đến Cuba, một trang web chính thức dành cho chuyến đi vừa được mở ra… Ngày 19 là ngày Đức Phanxicô đến Cuba, các dấu hiệu cởi mở và tử tế của chế độ Cuba càng ngày càng nhiều. Tại sao? Ôngï già cộng sản độc tài Raúl Castro, người thay thế anh Fidel năm 2008 có sợ diện đối diện với Đức Giáo hoàng Phanxicô ngày 20 tháng 9 tới đây không?

Chắc chắn không. Buổi gặp gỡ theo nghi lễ sẽ nhường chỗ cho sự tự phát và trong dịp này, có thể hai người sẽ nhắc lại câu ông Raúl Castro nói trong lần gặp riêng với Đức Giáo hoàng ngày 10 tháng 5 vừa qua: “Nếu cha tiếp tục như vậy, tôi sẽ trở lại đạo Công giáo!”

Chắc chắn điều mà chủ tịch Rául Castro và đảng cộng sản Cuba sợ nhất trong chuyến đi này là những chuyện “ngoài chương trình” của Đức Giáo hoàng. Trong những chuyến đi nước ngoài trước đây, Đức Phanxicô là chuyên gia của các sự kiện bất ngờ, các hành vi có tính biểu tượng, các câu nói sốc. Chẳng hạn, người ta nhớ lại việc ngài bất ngờ dừng ở bức tường chia cắt trong chuyến đi Israel.

Về mặt này, tất cả đều có thể xảy ra và người cộng sản Cuba có lý do để sợ. Vì đối với Đức Giáo hoàng, các chọn lựa thì không thiếu. Chẳng hạn ngài có thể gặp “Các phụ nữ Áo Trắng”, các phụ nữ chống đối này hàng tuần đi bộ từ nhà thờ Sainte-Rita, La Havane để xin thả các tù nhân chính trị và chúa nhật này qua chúa nhật khác, họ đều bị tạm giam. Có thể ngài cũng sẽ được mời đến thăm một trong các nhà tù, để trả lời cho vô số thư mà Giáo hội Cuba nhận được trong thời gian gần chuyến đi của mình.  Cũng có thể ngài sẽ gặp con cháu của một trong những gương mặt chính chống đối chế độ Castro, đảng viên ly khai Oswaldo Paya, người có đạo bị mất tích năm 2012 trong những điều kiện đáng nghi ngờ. Cũng có thể ngài sẽ đơn giản đi dạo trên đường phố La Havane và gặp dân chúng: họ sống nghèo khổ và tạm bợ, hết sức chướng mắt đối với mức sống sang trọng của các nhà lãnh đạo ở khu vực trên cao của thành phố…

Chắc chắn Đức Phanxicô sẽ đưa ra một vài lá bài không thể chối cãi để không bị kéo theo hay bị ấn tượng của một vài đưa đón trước. Như ngài đã nói về mình và ngài cũng hay tỏ ra mình là một tu sĩ Dòng Tên “lắm mưu”: như thế, dù cách giao tế và các “cử chỉ” của ngài có tế nhị, thì cũng khó tin Đức Giáo hoàng sẽ bị lừa cho sự trục lơi mà họ muốn giấu. Việc Cuba và Mỹ bang giao lại vào tháng 12-2014 là một ví dụ cho sự sáng suốt này: sau khi các Tổng thống Raúl Castro và Barack Obama công khai cám ơn mình trong việc họ xích lại gần nhau, Đức Giáo hoàng gần như muốn giữ một khoảng cách đối với địa vị của mình trong sự thay đổi này, ngài đã cho thấy vài tháng sau khi trên chuyến bay đưa ngài từ Nam Mỹ về.

Đức Phanxicô cũng là một người “cương quyết”. Ngài quá biết các nhà độc tài Châu Mỹ La Tinh và ngài không sợ họ. Chính ở Argentina mà phong trào Phụ nữ Quảng trường Tháng Năm ra đời, một phong trào cũng như phong trào Phụ nữ Áo Trắng ở Cuba. Chính loại kinh nghiệm đương đầu với các chế độ chính trị này đã góp phần cho chuyến đi thành công, gần với chuyến đi mà Đức Gioan-Phaolô II thực hiện năm 1998. Vào thời đó, đúng là làn gió mát đầu tiên thổi đến Cuba sau hàng chục năm thiếu gió. Chuyến đi năm 2012 của Đức Bênêđictô XVI thì nhẹ hơn: chuyến đi này ít được báo chí nói đến, ngài bị các cộng sự viên của mình và các người tổ chức ở Cuba “giam”, Đức Bênêđictô XVI với nội lực rất mạnh nhưng, với lòng tốt vô biên nên có thể đã không cho đối phương thấy tình cương quyết của mình, khi ngài gặp những tên phiến quân quỷ quái già nua đã nắm quyền năm mươi sáu năm, sau khi họ chiếm quyền bằng vũ lực. Ba năm sau một giáo hoàng khác trở lại đây. Giáo hoàng đó đã không sợ người Thổ Nhĩ Kỳ giận khi nhắc đến nạn diệt chủng người Armênia trong chuyến đi Thổ tháng 4 vừa qua. Như thế giáo hoàng đó cũng chẳng sợ nói việc của mình với một trong nhà độc tài cộng sản cuối cùng của hành tinh này.

Raúl Castro, 609 “nghị viên” của ông tất cả đều là đảng viên đảng cộng sản, 1200 “đại diện” địa phương, các “Hội đồng bảo vệ cách mạng” và tất cả những ai đóng góp ở mọi cấp bậc để duy trì xứ này dưới sự thống trị chết người của ý thức hệ cộng sản có lý do để ở trong tình thế tuyệt vọng.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch