Nhân đức thời bây giờ

296

Catholic Herald – cha Alexander Lucie-Smith – 11/5/2015

Lớn tiếng tuyên bố đức tin của mình như một cách ‘báo hiệu nhân đức’ chẳng là gì ngoài ra vẻ đạo đức

Mẹ Teresa dành cả đời làm việc tốt, nhưng vẫn bị công kích vì niềm tin Công giáo của  mẹ
Mẹ Teresa dành cả đời làm việc tốt, nhưng vẫn bị công kích vì niềm tin Công giáo của mẹ

Khi nghĩ lại về chiến thắng mới đây của đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử chung, Ed West đã chỉ ra một hiện tượng đạo đức trong thời đại chúng ta: đó là báo hiệu nhân đức. Xing hãy đọc bài báo trên tờ Spectator nói rõ ràng và đầy thuyết phục về vấn đề này.

Một khi chúng ta đều tin, và hành động theo đức tin, thì lời nói trở nên thật rẻ tiền, và chỉ có hành động mới giá trị. Người ta thường được xem là có nhân đức bởi hành động của họ, hơn là bởi lời nói. Những vĩ nhân của thời đại Victoria đã có những thành tựu vững chắc chứng minh việc có nhân đức là thế nào. Hầu hết, như ngài Shaftesbury và các nhà nhà hảo tâm lớn khác, đều là những người ngoan đạo, và hầu hết đều tận hiến đời minh cho các việc tốt vì sự thiện, hơn là vì danh tiếng và được thừa nhận. Và do bởi Tin Lành nhấn mạnh đức tin hơn là việc lành, thì một điều đáng chú ý là nhiều người trong số trên, theo phái Phúc âm và phái Quaker,  (Nhưng thái độ của Tin Lành về việc lành khá phức tạp.)

Bây giờ, mọi thứ đã thay đổi. Nếu ngài Shaftesbury còn sống đến ngày nay, ngài hẳn sẽ không thể có vị trí trung tâm trong đời sống quốc gia, nhưng bị loại ra ngoài, bị khinh dễ và nhạo báng vì đức tin Kitô của mình. Tôi không chỉ nghĩ đến việc rõ ràng ngài Shaftesbury sẽ không là một người ủng hộ nồng nhiệt cho hôn nhân đồng tính, nhưng còn nghĩ đến việc ngài sẽ là người điều hành và ủng hộ cho mạnh mẽ cho tinh thần phục quốc Do Thái. Chỉ điều này thôi đã đủ khiến cho ngài trở nên một con người xấu xa trong mắt ngường đương thời.

Người ta đã đảo chiều sự chú tâm, từ hành động qua lời nói. Để được xem là nhân đức thì cần phải có quan điểm nhân đức, nghĩa là thuận theo ‘đường lối’ hiện hành, hơn là làm những việc lành. Hãy xem trường hợp của Mẹ Teresa, người đã dành cả đời cho những mục đích, theo truyền thống là nhân đức, như việc phục vụ người nghèo. Nhưng không một hành động nhân ái nào của mẹ có thể bảo vệ cho mẹ khỏi các cuộc công kích nhắm vào đức tin của mẹ, do tay Germaine Greer, với sự chống lưng của Christopher Hitchens. Như Greer đã nói rõ, điều thực sự gây khó chịu là việc Mẹ Teresa phản đối không lay chuyển việc phá thai, và không chịu câm nín về việc này. Mẹ Teresa như thế, và thánh Gioan Phaolô II cũng vậy. Ngài cũng trở thành đối tượng khinh miệt và thù ghét của nhiều người, bởi lập trường ưu sinh của mình, ngài bị từ chối giải Nobel Hòa bình, và bị chỉ trích là ‘vấy máu trên tay.’ Tất nhiên, những cáo buộc nhắm vào Mẹ Teresa thành Calcutta và thánh Gioan Phaolô II là bởi hai vị đã ngăn cản tránh thai và phá thai, nhưng với sự ngu xuẩn của những cáo buộc này, cần phải thấy rõ rằng, chính niềm tin của các vị thánh này đã khiến các vị trở nên thật đáng ghét trong mắt những người như Greer.

Tôi có nói ở trên về tranh luận Kháng cách về việc lành – liệu chúng ta được cứu nhờ đức tin hay nhờ việc làm, hay cả hai – thì điều này cũng cho thấy một số điều về tình trạng đương thời. Đức vua Tin Lành Henry VIII và các con, Eward VI và Elizabeth, được xem là những ‘công vương nhân đức’ bởi họ thăng tiến tôn giáo thật. Nhưng người Công giáo không phải không thấy hài lòng khi nhận xét vua Henry và hai con nhỏ của ngài, tùy mức độ, là những người tàn ác, đồng bóng, đê hèn và tham lam. Và tình trạng này, khi niềm tin được đặt cao hơn thực tiễn, vẫn có nơi chúng ta, và chúng ta cũng có thể thấy nơi tinh thần bài Công giáo của Hilary Mantel, người đã biến Thomas Cromwell của Tin Lành thành một người hùng, bằng cách hạ giá thánh Thomas More. Cromwell tin tưởng vào những gì là đúng đắn, và đức tin này tẩy sạch tất cả những việc làm tham nhũng băng hoại luật pháp của ông.

Sự thật cho vấn đề này rất đơn giản, và có thể tìm thấy nơi những lời khôn ngoan của Chúa chúng ta: ‘Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái ? Trên cây găng, làm gì có vả mà bẻ?’ (Mt 7, 16) Những hành động cho chúng ta ta biết người đó đạo đức thế nào. Việc mang các niềm tin khác nhau và lớn tiếng công bố niềm tin đó như một báo hiệu nhân đức, thì chẳng là gì ngoài ra vẻ đạo đức. Những người không bao giờ, hay hiếm khi, làm việc gì tốt đẹp, thường lớn tiếng đưa ra những luận điệu được xem là nhân đức theo mốt thịnh hành đương thời, để nhằm che đậy cho sự trống rỗng đạo đức của mình. Đây dạng tận cùng của giả nhân giả nghĩa.

Nói lại về chuyện Thomas Cromwell, người đã sắp đặt giết hại Anne Boleyn bằng phán quyết tòa án, người cướp đoạt các tu viện, làm giàu cho bản thân, phá hủy vô số tác phẩm nghệ thuật, nhưng vì ông là một người bài Công giáo, nên người ta cho ông là người tốt. Chủ trương bài Công giáo của ông, được khẳng định chắc chắn, đã cho ông một sự chuẩn y trước con mắt hiện đại, và cả đương thời. Vậy là, người ta có nhân đức hay không, không phải dựa vào những gì người đó làm, nhưng vào những gì người đó thù ghét. Do đó, cả ngày nay, tất cả những ai đứng lên chống lại chuyến công du của Đức Bênêđictô XVI đến bờ biển Anh quốc này, cũng là đang chiều theo thói ra vẻ đạo đức như Cromwell vậy Và thói ra vẻ đạo đức này không chỉ giới hạn trong giới ngồi lê đôi mách, nhưng còn lan vào chính phủ nữa. Chính phủ ủng hộ ‘bình đẳng,’ nên chính phủ tốt. Chính phủ ủng hộ việc dùng tiền cho các cứu trợ nước ngoài, nên chính phủ cũng tốt, và còn nữa còn nữa.

Nhưng tất nhiên, những gì đang diễn ra chính là việc từ ‘nhân đức’ đã bị thay đổi ý nghĩa. Chúng ta bây giờ, xét là tốt với những người tự cho mình là tốt, những người mang quan điểm được xem là đúng đắn. Nhưng sự thiện hệ tại ở làm việc tốt, và nhân đức là thói quen làm việc tốt, một thói quen dựng lên tính cách của chúng ta. Nhưng chúng ta đã vứt đi căn tính của đạo đức, mà giữ lại những lời lẽ đạo đức huyên thuyên rỗng tuếch.

Và kết quả là sự hỗn loạn đạo đức.

_______________________________________________________________________________

Cha Alexander Lucie-Smith là linh mục Công giáo, tiến sỹ thần học luân lý và cố vấn biên tập cho tờ Catholic Herald

J.B. Thái Hòa chuyển dịch