Thực dân hóa ý thức hệ: quyển tiểu thuyết đi trước thời đại được Đức Phanxicô khuyên nên đọc

417

libertepolitique.com, Axel Rokvam, 21-04-2015

Lord of the World

Tại Luân Đôn, tháng 6- năm 1906 văn sĩ Robert-Hugh Benson đã viết một quyển tiểu thuyết đi trước thời đại và đã gặt hái được thành công ngay lập tức, đó là quyển Chúa tể Trái đất (The Lord of the World). Giáo hoàng Phanxicô đã lôi cuốn sự chú ý của tôi về quyển sách bị bỏ quên này khi, trong buổi họp báo trên chuyến bay từ Phi Luật Tân về Rôma ngày 19-1 vừa qua, ngài khuyên các ký giả chúng tôi nên đọc quyển sách này để “hiểu bi kịch của việc thực dân hóa ý thức hệ”. Ngài nhắc đến quyển sách này nhiều lần, cho đây là một tác phẩm có tính tiên tri mô tả sự bỏ đạo của thời buổi Hiện đại.

Vào cuối thế kỷ 19, Robert Benson là một mục sư trẻ của Giáo hội Anh giáo ở Luân Đôn, Benson được chính cha ruột mình phong chức linh mục. Cha ruột của mục sư là Tổng giám mục Cantorbéry, nhân vật số hai của Giáo hội Thượng Đẳng, đứng thứ hai sau hoàng tử trị vì. Mục sư Benson say mê văn học nhưng nhất là thiết tha với sự thật. Giống như rất nhiều bạn đồng hữu của mình, sau khi suy nghĩ kỹ càng và sâu đậm về tính hiệp nhất của giáo hội và cội rễ của đức tin, mục sư trở lại đạo công giáo. Năm 1903, mục sư được nhận vào Giáo hội Công giáo La Mã và được thụ phong linh mục năm 1904.

Nhưng cuộc tìm kiếm của Benson không ngừng ở đó. Linh mục Benson có nhiều trực giác. Cha viết rất nhiều và rất giỏi. Cha say mê tìm hiểu ngày tận thế, sách Khải Huyền và vấn đề Phản Kitô, đến mức năm 1905 cha đã nói: “Vấn đề Phản Kitô bắt đầu ám ảnh tôi. Nếu tôi viết thì tôi se viết được!” Đó là quyển Chúa tể Trái đất, một quyển sách lý thú kể thời gian cuối cùng của thế gian, cuộc chiến đấu của Giáo hội, bao gồm tất cả mọi thành phần và những giờ cuối của thế giới này ở dưới góc cạnh chiến đấu của thời cánh chung một mất một còn của sự thiện và sự dữ, nơi quả đất của con người đi theo chủ nghĩa nhân ái nhưng không nhìn nhận Chúa, trở thành biểu hiệu báo trước của hỏa ngục.

Chỉ có những người công giáo là cự lại được

Phe Đối thủ có những chiến thắng kiểu lừa lọc. Kẻ thù cự lại được với nó là Giáo hội, Giáo hội không tuân theo thứ trật của chính trị. Qua sự hiện diện duy nhất của họ, người công giáo chống lại việc thờ quyền lực tối cao của chính trị, vật thể hóa con người, bãi bỏ các biên giới, tôn thờ kỹ thuật và  tiến bộ của tự do, tuy vậy trong số những người công giáo này cũng có những người rơi vào bẫy của bạo lực, hay của chối Chúa,…

Chủ trương hiệp nhất trong một thế giới toàn hảo, một thế giới có hòa bình vĩnh cửu, chủ trương này  có một hội tụ lạ lùng giữa chủ nghĩa mác-xít và tam điểm, nạn nhân của chủ nghĩa này thì đầy: đám đông điên loạn mạt sát những người ngăn việc trợ tử nhưng dân của các thánh vẫn trung thành với sự thật, sự thật bảo vệ cho tự do, cho Chúa Kitô trong những giây phút giao động.

Nhân vật chính là Percy, một linh mục công giáo người Anh. Percy giống Julien Felsenburgh như hai giọt nước, Julien là một ngụy thiên sai, một nhân vật chính trị được dân chúng trên khắp thế giới ca tụng với những chữ mà Giáo hội chỉ dùng để nói về Chúa. Điểm chính của quyển tiểu thuyết là cuộc gặp gỡ không thể tránh được giữa hai người, hình ảnh gặp gỡ giữa cái sống và cái chết, giữa sự thiện và sự dữ, giữa sự thật và dối trá, giữa tình yêu và hận thù, giữa Chúa Kitô và Satan:

“Percy thấy trước mặt mình hai thành phố mà thánh Âugutinô đưa ra cho mình chọn. Một thành phố là thành phố tự chính mình sinh ra, tự chính mình dàn dựng và tự đủ với chính mình, một thế giới được dựng lên bởi sức mạnh của những người theo xã hội chủ nghĩa, vật chất chủ nghĩa, hưởng thụ chủ nghĩa và nhân vật tiêu biểu là Felsenburgh. Còn thành phố kia, Percy thấy trải ra trước mắt mình là thành phố nói với mình về Đấng Tạo Dụng, về sáng tạo, về một mục đích thần thánh, về sự cứu rỗi, về một thực tại siêu việt và vĩnh cửu, tất cả đều tỏa sáng và đi đến cùng dích. Một trong hai người này là vị đại diện của Chúa, người kia là đại diện của tên bịp, kẻ thù của Chúa…” (trang 173).

Khinh khi và ngu dốt

Nhân vật thứ ba của quyển tiểu thuyết là Olivier, một chính trị gia người Anh. Olivier, trung thành với những tư tưởng xã hội tuyệt đối, dửng dưng với tiếng nói của lương tâm khi cần phải đề phòng bạo lực của đám đông chống lại thiểu số người Kitô hữu. Dĩ nhiên độc giả nghĩ đến sự bách hại của Kitô hữu ngày nay trên thế giới như thời gian đầu của đạo Kitô và vì thế khi vấn đề này được nêu lên ở Phương Tây thì bị cho là một hành động quân sự.

Lý tưởng Olivier nuôi dưỡng thì ngược với lý tưởng của Mabel, vợ của ông, bà có một bề ngoài ngây ngô được mô tả trong suốt quyển tiểu thuyết. Nhưng thành công chính trị là thước đo duy nhất cho các hành động của ông. Nếu sự tầm thường quá sức của ông chỉ gợi lên sự thương hại hơn là hận thù thì vai trò của ông không phải là không đáng buồn, vì ông có các đặc quyền của người được dân bầu, nên ông có khả năng giúp đỡ ông Julien Felsenburgh, người có năng lực hủy hoại.

Olivier khinh các tín hữu Kitô mà không hề biết đến tôn giáo của họ. Ông chỉ thấy trong Giáo hội một lời khẩn khoản van nài cự lại với các chương trình tìm hiểu nguồn gốc và sự tiến hóa nhân loại của Quyền Lực. Như vậy việc hủy hoại nó là điều không tránh được:

“Đó là hành động trừng phạt do tòa quyết định, rất đáng tiếc nhưng không thể tránh được. Trong bối cảnh hiện tại, hòa bình chỉ có thể bảo đảm bằng các cách thức chiến tranh – hay đúng hơn, mọi chiến tranh từ nay biến mất bởi các phương cách của tổ chức tư pháp nghiêm khắc và nhanh chóng. Người công giáo bị cho là kẻ thù của xã hội; một xã hội có quyền tự bảo vệ và tự bảo đảm bằng mọi giá sự thánh thiện của cuộc sống con người. Olivier nghe tất cả điều này mà không nói gì” (trang 255).

Từ thiện giả tạo

Còn về ý niệm nổi tiếng “thực dân hóa ý thức hệ” mà Đức Phanxicô nói, làm sao lại không thấy sự gần gũi giữa ví dụ ngài nói về trường học, cách đây hai mươi năm, trường chỉ được nhận tài trợ nếu trường cho phép dùng giáo án dạy lý thuyết về giống loài, với sự trợ giúp rộng lượng của các tổ chức từ thiện của hội Tam điểm như đã nêu lên trong quyển tiểu thuyết:

“Chiều hôm đó trong bữa ăn của các linh mục có một buổi nói chuyện về sự bành trướng phi thường của hội Tam điểm. Sự bành trướng này đã kéo dài từ nhiều năm và người công giáo hoàn toàn hiểu rõ các nguy hiểm của nó. Trước hết vào đầu thế kỷ 20, các người theo phái Tam điểm đã tổ chức một cuộc tấn công vào Giáo hội Pháp; và những gì người ta nghi ngờ đã trở thành xác quyết, khi vào năm 1918, linh mục Jérôme, cựu thành viên của hội Tam điểm trở thành tu sĩ dòng Đa Minh, linh mục đã tiết lộ các bí mật của hội Tam điểm. Nhưng sau đó khi linh mục Jérôme chết, một cách tự nhiên, trên giường của mình: và sự kiện này đã đóng góp rất nhiều trong việc làm cho ý kiến quần chúng được yên lòng. Sau đó là một loạt đóng góp lớn của các hội Tam điểm ở Pháp, ở Ý cho các bệnh viện, các cô nhi viện, các cơ quan từ thiện khác nhau; và như thế, các nghi ngờ bắt đầu được đánh. Thêm một lần nữa, đa số những người có đầu óc “biết điều” có cảm tưởng hội Tam điểm chỉ là một cơ quan từ thiện lớn lao (trang 59-60).

Ai hiểu được thì hiểu

Đậy chỉ là một quyển tiểu thuyết nhưng Đức giáo hoàng khuyên nên đọc để hiểu một tiến trình được trình bày qua một ví dụ. Ai hiểu được thì hiểu…

Quyển tiểu thuyết đi trước thời đại này nếu đọc nó trong đức tin thì sẽ thấy tính thời sự lạ lùng của nó – giai đoạn đầu tiên của sự cai trị thế giới theo kiểu suy nghĩ toàn hảo vào năm 1907 của nền chính trị Âu Châu – nhưng dù vậy lại có một hy vọng kiểu “tuyệt vọng được chế ngự”. Sự thật  mang tính tiểu thuyết của Benson không phải có tính cách chính trị nhưng mang tính cách thiêng liêng và luân lý. Những người của Giáo hội bị bách hại là những người thuộc về nước Trời, họ giữ bình an vì họ không ở thế giới này. Họ ở trong thử thách vì họ ở trong thế giới này nhưng tâm hồn họ chỉ rung động với các lời hứa của một tình yêu vĩnh cửu.

 Thực dân hóa ý thức hệ

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch