Hồng y Parolin: Các bạn trẻ, các bạn cẩn thận đừng để tâm hồn bị trống rỗng!

333

Aleteia, 24-4-2015

parolin11

Ngày thứ sáu 24-4-2015, Hồng y Parolin đã có buổi nói chuyện ở Phân khoa Thần học Padoue, nhân Ngày Hàn Lâm kỷ niệm mười năm thành lập phân khoa này.

“Đức Phanxicô, tầm nhìn và thần học của một thế giới mở” là chủ đề bài nói chuyện của Hồng y Quốc vụ khanh. Trong bài nói chuyện dài của mình, nhân vật số hai của Tòa Thánh đã giải thích “nguyên tắc của Đức Phanxicô là tạo một thế giới mở, thế giới của quan hệ và đối thoại”, ngược với thế giới của các “bức tường”, dù ở kỷ nguyên toàn cầu hóa, kỷ nguyên thế giới đa cực, của thời buổi nối liên mạng, các bức tường ngày càng xây cao vì các hàng rào kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo, và chính nơi đó là nơi Đức Phanxicô thấy một “thế giới mở”, thế giới vẫn bảo vệ bản sắc cá nhân nhưng luôn đoàn kết và hội nhập.

Hạ các bức tường

Hồng y Parolin giải thích; “Đối thoại, trong nhãn quan giáo huấn của Giáo hoàng Phanxicô là xây các cây cầu để “xây dựng xã hội lâu dài”, trong khi các bức tường lại tiếp tục mọc lên – điều làm cho Đức giáo hoàng đau lòng – “gần như mọi người cho rằng đối thoại là chuyện không thể được, rằng các khác biệt tín ngưỡng là chuyện tương phản, họ quên đi tình trạng hòa bình và tôn trọng cuộc sống là những yếu tố căn bản để đảm bảo cho sự tôn trọng nhân phẩm của mọi con người, an ninh cho các dân tộc khác nhau và danh chính cho tất cả mọi tôn giáo”. Hồng y Parolin nói tiếp, “chính trong xác quyết này mà “nảy sinh ra mô hình thúc đẩy Đức Phanxicô đòi phải ngưng tình trạng tăng cường vũ trang của tổ chức gọi là lãnh đạo Hồi giáo tự xưng ở miền Bắc Syria”.

Những người trẻ “trống rỗng”

Nói trước cử tọa là người trẻ trong khung trường đại học, hồng y Parolin kết thúc bài nói chuyện của mình bằng cách phân biệt hai “thể biến hóa,” một có tính biểu tượng và một có tính mơ hồ của nền văn hóa Phương Tây, đòi hỏi người trẻ phải có một suy tư và một câu trả lời. Cái thứ nhất là sự “trống rỗng tâm hồn” của tuổi trẻ Âu Châu, gần như họ không còn tin vào giá trị văn minh của mình và có thể vì lý do này mà bao nhiêu người trẻ ở Âu Châu “bị chủ nghĩa bạo động triệt để lôi cuốn, họ đi đến tận Syria để nhập vào hàng ngủ của những người tiếm quyền nhân danh Thiên Chúa,” hồng y Quốc vụ khanh nhận xét.

Sự trống rỗng của trợ tử

Cái biến đổi thứ nhì là “ý muốn” của nhiều nước Âu Châu “đòi trợ tử có được quy chế như quyền của một con người. Tôi nghĩ về ý muốn để lý lẽ của con người can thiệp vào một trong những tiến trình căn bản của sự sống, tôn trọng thời gian của sự sống và cái chết, điều quan trọng là phải tự vấn, nhưng không phải chỉ với các nguyên tắc và lập luận của luân lý”. Về vấn đề này, hồng y nhận xét có một sự “trống rỗng hiện sinh mà đứng trước nó, có thể chúng ta thiếu một ít hy vọng để có thể vượt lên lý lẽ, để mở ra cho chúng ta một quan hệ, một tình đoàn kết, một tình thương thay vì chúng ta khép kín mình lại trong cái chết”. Ngài kết luận, “ngược lại, hy vọng như Đức Phanxicô đã nhắc là một thực tế, một “ước muốn nóng bỏng” của Chúa Giêsu và hy vọng này “vượt lên tất cả tình huống nản lòng, tình huống bị cô lập, cảm giác của cô đơn và trống rỗng”.

Một đối thoại chân chính

Hồng y Pietro Parolin phân tích sâu giáo huấn của Giáo hoàng Phanxicô trong bài nói chuyện của ngài ở Phân khoa Thần học Triveneto về huấn đức. Hồng y Quốc vụ khanh khẳng định, đối với Đức Phanxicô, đối thoại không bao giờ là một “lý thuyết” hay chỉ đơn thuần “trao đổi ý kiến. Trong nhãn quan của ngài, điểm khởi đầu luôn là điểm “thực tế”, không phải là giả bộ đi lui, miễn là đối thoại một cách “có lý và trung thực”, thì đối thoại luôn là phương thức cao nhất để có một sự tiến bộ đích thực cho nhân loại. Và trong tầm nhìn về thế giới này, điểm trọng yếu đối với Đức Phanxicô là “đoàn kết”, bởi vì tình đoàn kết là dấu hiệu đảm bảo rằng thế giới này “đi tìm một công chính đích thực, một cuộc sống tốt đẹp hơn”, nhưng cùng một lúc “không được quên những người ở tầng lớp thấp cũng như những người không thành công theo nhịp sống chuộng hiệu năng quá độ ngày nay”.

Một cách thực hiện tình huynh đệ

Tiến trình của buổi hội thảo đã dẫn hồng y Quốc vụ khanh đề cập đến đến các chủ đề nhạy cảm như hòa bình và chiến tranh trong buổi hội thảo. Một mặt là các “dự án địa chính trị”, các lợi ích riêng, các ham muốn tiền bạc, quyền lực được thúc đẩy “trong hành lang”, mặt khác là sự “hợp tác mới về mặt xã hội và kinh tế, độc lập với tất cả mọi ý thức hệ” mà Đức giáo hoàng muốn được khẳng định trên bình diện quốc tế, vì ngài tin đối thoại có thể làm “chấm dứt chiến tranh và kiến tạo các điều kiện để có hòa bình”, để đối diện với thế giới đã được toàn cầu hóa và giữ được “tinh thần đoàn kết và bác ái hơn”. Theo hồng y Parolin, “đối với Giáo hoàng Phanxicô, với một thế giới mở thì tình huynh đệ sâu đậm và đích thực này không phải là chuyện ưu tiên của Kitô hữu nhưng là chung cho tất cả mọi dân tộc”.

“Lý lẽ của Quốc gia”, “Lý lẽ của Giáo hội

Sau khi suy tư về các trách nhiệm có tính cách thần học và trách nhiệm của các thần học gia, theo ý chỉ của Giáo hoàng Phanxicô, có nghĩa là một nghiên cứu “không đi đến được thế giới thực,” hồng y Parolin đề cập đến các chủ đề thời sự của đối thoại liên tôn và hành động về mặt ngoại giao của Đức Thánh Cha, về “độ mềm quyền lực của xác tín và của cách cư xử gương mẫu” của ngài để đối với “độ cứng của các chính quyền dựa trên “quyền lực của kinh tế, tài chánh hay vũ khí”. Ngay cả trong trường hợp này, theo các chỉ bảo của Đức Phanxicô thì đối thoại cũng có thể được mở ra với trào lưu chính thống quá khích về “văn hóa, tôn giáo hay thần học” vì thế theo hồng y Parolin, các tôn giáo phải “tự vấn” và “tham dự vào việc kiến tạo hòa bình”.

Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch