Tiền bạc là phế thải của ma quỷ. Hãy quản lý nó cho đúng đắn

462

Tiền bạc là phế thải của ma quỷ. Hãy quản lý nó cho đúng đắn.

Trong buổi tiếp kiến với Liên hiệp các Hợp tác xã Ý quốc, Giáo hoàng Phanxicô nói rằng: tiền bạc là thứ phế thải của ma quỷ, hãy quản lý nó cho đúng đắn.

Vatican Insider – Domenico Agasso Jr – 28/02/15

Tiền bạc là phế thải của ma quỷ. Hãy quản lý nó cho đúng đắn

Trích lại câu nói của thánh Basil thành Ceasarea, giáo hoàng Phanxicô nói rằng tiền bạc là phế thải của ma quỷ, khi nó trở thành thần tượng, nó điều khiển các lựa chọn của con người. Đây là lời cảnh báo của giáo hoàng trong bài nói chuyện với Liên hiệp các Hợp tác xã Ý quốc, trong buổi tiếp kiến tại sảnh Phaolô VI. ‘Hợp tác xã có thể điều hành tiền bạc để phục vụ đúng đắn cho sự sống nếu đó là một hợp tác xã đích thực, nơi dòng vốn không điều khiển con người, nhưng con người điều khiển dòng vốn.’

Giáo hoàng Phanxicô đề xuất giữa các ngân hàng hợp tác và các hãng nên có sự hợp tác tốt hơn, và ngài kêu gọi ‘mức lương công bằng hơn’ và làm sao để các gia đình ‘được sống trong phẩm giá.’

‘Nếu là một hợp tác xã đích thực và muốn có một mục tiêu xã hội mạnh mẽ, thì kinh tế hợp tác xã phải nhắm đến sự minh bạch và rõ ràng, thăng tiến một nền kinh tế lương thiện, một nền kinh tế phục hồi giữa biển gian tà xảo quyệt của kinh tế toàn cầu. Một nền kinh tế thật nâng đỡ những người dân chỉ tìm kiếm lợi ích chung.’

Giáo hoàng thúc giục, ‘Các hợp tác xã phải tiếp tục là động lực nâng đỡ và phát triển những phần yếu nhất trong cộng đồng địa phương và xã hội dân sự. Bởi thế, việc tạo nên các hãng hợp tác xã mới phải là ưu tiên hàng đầu, trong khi đó cần phải phát triển các hợp tác xã đang có, để trên tất cả, tạo ra công ăn việc làm mới vốn đang không có.’ Nhắc lại suy tư của Đức Bênêđictô XVI trong tông thư Bác ái trong Chân lý [Caritas Veritate], Đức Phanxicô tuyên bố rằng thế giới cần một ‘nền kinh tế đức ái.’

Giáo hoàng cũng kêu gọi ‘chiến đấu chống lại sự bán rẻ các hợp tác xã’ nghĩa là ‘lừa phỉnh người dân bằng tiếng tốt của mình để trục lợi.’ Nhưng làm sao để chiến đấu với điều này? Một người đấu tranh đơn độc ư? Một người chiến đấu với các tư tưởng ư? Không, mà là chiến đấu cùng với một sự hợp tác đúng đắn, một sự hợp tác đích thực luôn luôn chiến thắng.’

Và Đức Phanxicô nói tự phát, ‘Đức tin và căn tính là nền tảng. Tiến tới và rồi cùng chung bước, cùng với tất cả mọi người thiện tâm! Đây cũng là lời kêu gọi của Kitô hữu, một lời kêu gọi Kitô giáo cho tất cả mọi người, là các giá trị Kitô giáo không chỉ cho chúng ta, mà là để chia sẻ và được chia sẻ với người khác, với những ai không suy nghĩ giống chúng ta nhưng muốn cùng một sự với chúng ta, hãy tiến tới với can đảm, hãy là những nhà khai phá, nhà thơ, hãy tiến tới.’

Giáo hoàng lại tiếp tục nói không cần bài soạn sẵn, ‘Các hợp tác xã thách thức mọi thứ, thách thức cả toán học bởi trong một sự hợp tác, 1 cộng 1 bằng 3, và một chiến thắng trong hợp tác là 3 chiến thắng, mà vỡ nợ trong hợp tác chỉ là phá sản một nửa, đây chính là điều vĩ đại của hợp tác.’ Những lời này thêm sức nặng cho bài nói của giáo hoàng về nền kinh tế đức ái, lương thiện, và tình đoàn kết.

Đức Phanxicô tiếp tục nói tự phát rằng: ‘Chuyện thường lệ ngày nay, tôi không nói là chuyện bình thường, nhưng là chuyện thường xảy ra, là việc bạn đi tìm một công việc, bạn đến một công ty cho bạn làm việc 11 tiếng 1 ngày với lương 600 euro. Nếu bạn không thích, thì mời ra cửa.’ Đây là chuyện xảy ra trong thế giới này, nơi mọi người chật vật tìm việc làm, nếu bạn không nhận việc, thì người khác sẽ nhận. Cơn đói khiến chúng ta chấp nhận làm việc ngoài luồng. Hãy xem các công nhân trong nước thì thấy, có biết bao nhiêu người đang làm những dạng công việc mà chẳng có được một kế hoạch tiết kiệm về hưu gì cả.’

J.B. Thái Hòa