Cải cách Vatican, Đức Phanxicô ở nhóm thiểu số

326

ANSA725692_Articololepoint.fr, Dominique Dunglas, Rôma, 13-2-2015

Khi tiến hành công việc cải tổ Giáo triều La Mã, Đức Phanxicô phải chạm trán với các công vương của Giáo hội, những người kịch liệt chống đối ngài.

Cuộc cải tổ Giáo triều La Mã là “mẹ của tất cả các cuộc cải tổ,” Đức Jorge Bergoglio đã hứa như trên trong lần bầu cử để lên ngôi Thánh Phêrô. Nhưng hai năm sau khi được bầu, Đức Phanxicô, người được lòng giáo dân nhưng lại không được lòng các công vương của Giáo hội, ngài khó mà thực hiện qua các sự việc. Để bàn về chủ đề này, hai ngày vừa qua, công nghị gồm 165 hồng y đã họp nhưng đã không có một bước tiến đáng kể, trước đó là cuộc họp ba ngày với hội đồng cố vấn gồm chín hồng y thân cận với Đức giáo hoàng.

Ngày 22 tháng 12, khi nêu ra 15 bệnh của Giáo triều La Mã, “Alzheimer về mặt thiêng liêng, “phô diễn theo kiểu thế gian”, “thăng quan tiến chức”, “gom thu của cải”…, Đức Phanxicô đã đưa ra một chân dung khắt khe cho chính quyền trung ương của Giáo hội. Theo ngài, các thành viên của Giáo triều đã dùng Giáo hội để ngồi trên quyền lực và để thăng quan tiến chức. Cùng đích của công việc cải tổ là để lật ngược vị thế này: từ nay Giáo triều phải phục vụ giáo hoàng và Giáo hội hoàn vũ.

Nói thì dễ nhưng làm thì khó. Công nghị đưa ra những dự án nhằm thay đổi cách quản trị của Giáo triều nhiều hơn là thực chất của công việc điều hành. Như thế hai bộ sẽ gom lại mười mấy hội đồng nhỏ, những hội đồng này đã tồn tại đến bây giờ. Bộ đầu tiên sẽ gom các dịch vụ về giáo dân, gia đình và bảo vệ sự sống. Bộ thứ nhì gom lại các việc từ thiện của Vatican, các chủ đề về công lý và hòa bình, khoa học xã hội và môi sinh.

Ma quỷ ẩn dưới các chi tiết

Ngược lại không có chi tiết nào về phủ Quốc vụ khanh, nhưng phủ này lại là trọng tâm của các cuộc thảo luận. Trong thời kỳ tai tiếng của vụ rò rỉ VatiLeaks dưới thời Đức Bênêđictô XVI, ngài ít coi sóc đến công việc quản trị, phủ Quốc vụ khanh trở thành một Quốc gia trong một Quốc gia, trục lợi cho lợi ích thành viên của mình hơn là cho Giáo hội. Và vì thế tầm hiệu năng của phủ đã bị sút giảm rất nhiều.

Số phận của phủ đe dọa đến các bộ khác. Vì vậy, hồng y rất bảo thủ Gerhard Ludwig Müller, bộ trưỏng bộ Đức tin đã khẳng định “các thẩm quyền giáo điều không thể chuyển qua cho các hội đồng giám mục”, là vì ngài biết cương vị giữ giáo điều của ngài bị đe dọa. Một cuộc chiến gay cấn xảy ra chung quanh Bộ Giáo sĩ, bị cáo buộc không quan tâm đến các hội đồng giám mục địa phương trong việc phong các giám mục. Tuy nhiên cũng không nên chờ những thay đổi ngoạn mục. Trong việc giữ thăng bằng quyền lực, một dấu phết, một dấu chấm cũng có thể làm thay đổi nhiều chuyện. Và Vatican biết rõ những chuyện này, quỷ ẩn mình trong những chi tiết rất nhỏ.

“Một Giáo hội không có người lái”

Dù gặp khó khăn, Đức Phanxicô và các cộng sự của ngài vẫn tiến hành công trình và công việc này sẽ không kết thúc trước sang năm. Hồng y Maradiaga trong Hội đồng cố vấn nêu lên khả năng giáo dân có thể điều khiển các bộ. “Không thể có được”, linh mục Lombardi, phát ngôn viên Tòa Thánh bẻ lại. Chính Jorge Bergoglio đã đi lui sau những hy vọng khơi lên trong lần họp Thượng Hội Đồng tháng 10 vừa qua. Vấn đề cho người ly di tái hôn được rước lễ đã biến mất. Trong những lần phỏng vấn gần đây, Đức Phanxicô chỉ còn mong những người ly dị “không bị kỳ thị”. Còn về vấn đề đồng tính, người ta đi từ “tôi là ai mà phán xét?” qua bàn đến đâu là chỗ của trẻ con trong các cặp đồng tính. Về vấn đề ấu dâm thì các hội đồng giám mục bắt buộc phải tố cáo với cảnh sát các vụ linh mục phạm tội ấu dâm.

Một hành động thận trọng giải thích hai sự chống đối mà Đức Phanxicô phải chạm trán. Trước hết là nơi những người bảo thủ, nhất là nơi các hồng y Mỹ, như hồng y Raymond Burke đã tố cáo “ một Giáo hội không người có người lái”. Nhưng cũng nơi những hồng y đã bầu cho ngài nhưng bây giờ không chịu được quyền uy của ngài và lo lắng cho địa vị của mình. Một vài câu nói tự phát – “không được sinh đẻ như thỏ”, “một cái roi cũng có thể tốt cho trẻ con”, “Charlie ư? Nếu ai xúc phạm đến mẹ tôi thì tôi đấm cho họ một phát” – đã gieo hoang mang và làm cho những lời tự phát cứ nói hoài như vậy mang một ý nghĩa.

“Chưa bao giờ một giáo hoàng bình tâm lại có một bài diễn văn nghiêm khắc về 15 căn bệnh của Giáo triều như vậy, ông Marco Piloti, nhà Vatican học đã khẳng định như trên. Đức Phanxicô ở trong số thiểu số và đang gặp khó khăn rất nhiều.” Còn nữa.

Đức Phanxicô đến họp Công nghị ngày 12-2-2015
Đức Phanxicô đến họp Công nghị ngày 12-2-2015

Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch