Nhân ngày Bệnh nhân, chúng ta xem lại thông điệp Thông điệp của Đức Phanxicô công bố ngày 30 tháng 12-2014 nhân ngày Thế giới Bệnh nhân thứ 23.
Chủ đề là “Khôn khoan của quả tim” rút từ chương 29, câu 15 Sách ông Gióp: “Tôi là đôi mắt của người mù, đôi chân của người què.”
Thông điệp được chia thành sáu điểm, Đức Phanxicô không nói về kiến thức lý thuyết nhưng nói về lý luận. “Đây là khuynh hướng của Chúa Thánh Thần trong tâm trí của những người mở lòng ra với người anh em đang đau khổ và nhận biết nơi họ hình ảnh của Chúa.”
Sau đây là tóm tắt 6 điểm:
1. Khôn ngoan không phải là kiến thức lý thuyết, trừu tượng; nhưng trước hết như thánh Giacôbê mô tả trong thư của ngài, “Đức khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên trước là thanh khiết, sau là hiếu hòa, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị, cũng chẳng giả hình. (3, 17) Cho nên, đây là điều Chúa Thánh Thần mở tâm trí cho những ai biết mở lòng ra với đau khổ của người anh em và nhận ra nơi họ hình ảnh của Chúa. Chúng ta nhớ lại lời cầu nguyện của Thánh Vịnh: “Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống, ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan” (Tv 90/89: 12)
2. Khôn ngoan quả tim là để phục vụ người anh em. Trong Sách ông Gióp có câu: “Tôi là đôi mắt của người mù, đôi chân của người què,” tầm mức này rất quan trọng nơi người xưa. Địa vị luân lý thể hiện qua việc giúp người thế cô: “Bởi vì tôi giải thoát người nghèo khổ kêu cầu, và trẻ mồ côi không ai giúp đỡ. Tôi được người hấp hối chúc lành, tôi đem lại niềm vui cho lòng goá phụ.” (29: 12-13).
Ngày hôm nay có biết bao nhiêu tín hữu Kitô đã làm chứng cho sự phục vụ này. Họ “là đôi mắt của người mù, đôi chân của người nghèo”, họ phục vụ năm này qua tháng nọ, đôi lúc không nhận được một lời cám ơn. Họ là những vị thánh.
3. Khôn ngoan quả tim là ở bên cạnh người anh em. Thì giờ bên cạnh bệnh nhân là thì giờ thiêng liêng. Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.” (Mt 20: 28). Chính Chúa Giêsu đã nói: “Thầy sống giữa anh em như người phục vụ” (Lc 22: 27).
Với niềm xác tín sâu xa, chúng ta xin Chúa cho chúng ta ơn để hiểu giá trị của việc săn sóc, thường là trong âm thầm, dẫn chúng ta dành thời gian cho người anh em, nhờ vào sự gần gũi và tình yêu thương của mình mà họ được an ủi, được yêu thương.
4. Khôn ngoan quả tim là đi ra khỏi chính mình để cho người anh em mình. Đôi khi chúng ta quên đi giá trị đặc biệt thì giờ ở bên giường bệnh do ám ảnh với tốc độ, với nhịp sản xuất điên cuồng mà quên đi chiều kích phục vụ, săn sóc, hỗ trợ nhau. Chúng ta quên đi câu “Các con đã làm cho chính Ta” (Mt 25, 40).
Vì vậy, tôi muốn nhắc “ưu tiên tuyệt đối” là ở với người anh em “là một trong hai điều răn chính, nền tảng cho tất cả các tiêu chuẩn đạo đức và là dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận định con đường thăng tiến thiêng liêng, để đáp trả với các ơn hoàn toàn nhưng không của Chúa ban” (Tông Huấn Niềm vui Tin Mừng, 179).
5. Khôn ngoan quả tim là bằng chứng của tình đoàn kết với người anh em, không phán đoán. Đức ái cần thời gian. Thời gian để chăm sóc bệnh nhân và thời gian để ghé thăm. Ở bên cạnh người thân như các bạn của ông Gióp: “Rồi họ ngồi xuống đấy, bên cạnh ông, suốt bảy ngày bảy đêm, chẳng nói với ông một lời vì họ thấy nỗi đau khổ của ông quá lớn” (Job 2, 13). Nhưng chính họ lại giấu một sự phán xét tiêu cực, họ nghĩ rằng sự bất hạnh của ông là sự trừng phạt của Thiên Chúa đối với một số tội lỗi. Ngược lại, đức ái đích thực là chia sẻ mà không phán xét, không có ý định hoán cải người khác; không khiêm nhường giả tạo, không tìm kiếm sự đồng ý và vui vì việc tốt đã làm.
Kinh nghiệm của việc làm này tìm câu trả lời đích thật nơi Thập Giá Chúa Giêsu, các hành vi cao cả của tình đoàn kết của Thiên Chúa đối với chúng ta, hoàn toàn nhưng không, hoàn toàn do lòng thương xót. Và câu trả lời cho sự đau khổ của con người, đặc biệt là đau khổ vô tội vẫn in đậm nơi thân xác phục sinh của Chúa Kitô, những vết thương vinh quang là hòn đá tảng của đức tin, nhưng cũng là để kiểm chứng đức tin.
Nên dù bệnh tật, cô đơn và không có khả năng để nhận điều tốt nhất của ơn ban sự sống, kinh nghiệm của đau khổ có thể trở thành nơi đặc biệt cho việc truyền tải ân sủng và củng cố ân sủng. Như thế, cuối cùng chúng ta có thể nói như ông Gióp khi ông hướng về Chúa: “Trước kia con chỉ biết về Ngài do người ta nói lại, nhưng giờ đây, chính mắt con chứng kiến” (42: 5). Những ai đắm mình trong mầu nhiệm đau khổ và đau đớn có thể là chứng nhân cho đức tin, một đức tin chịu được đau khổ để sống dù họ không có khả năng riêng để hiểu được giá trị của nó.
6. Tôi xin dâng Ngày Thế giới Bệnh nhân này cho Đức Mẹ, để Đức Mẹ gìn giữ, Mẹ là Đấng cưu mang Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.
Xin Mẹ Maria cầu bàu cho tất cả bệnh nhân và những người chăm sóc họ. Xin ban cho chúng ta, khi phục vụ người đau khổ và qua kinh nghiệm đau khổ, chúng ta có được sự khôn ngoan đích thực của trái tim.
Tôi cầu nguyện cho tất cả anh chị em với Phép Lành Tòa Thánh của tôi.
Vatican, ngày 03 tháng 12-2015 – kính nhớ thánh Phanxicô Xaviê.
Franciscus
Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch