Chạm vào Đức Phanxicô

228

elnacional.cat, Miriam Díez, Barcelona. 2016-12-25

Đức Phanxicô té hơn một lần. Và khi ngài vấp trượt thì ngài buông một cách tự nhiên, không cự lại nó. Ngài không gầy. Ngài té và không sao. Như con mèo. Là giáo hoàng nhưng ngài bình thản một cách lạ thường. Ngài biết ngài bình thản và ngài vững tin vào sự bình thản này. Dù ngài có “sức khỏe tối ưu” và chưa nghĩ đến việc từ chức – chữ của linh mục Dòng Tên Antonio Spadaro, người thân cận với Đức Phanxicô -, nhưng cũng có những lúc ngài cảm thấy mình yếu. Và không chỉ ngài bị té. Đôi khi ngài còn bị vẹo lưng. Khi đi tông du, khi ở quảng trường Thánh Phêrô, ai cũng muốn ngài ở bên cạnh mình. Một khối người đàng trước, ngài không đi qua được. Khi cơ thể mình phải uyển chuyển nhẹ nhàng để mọi người có thể cảm nhận được khi đi trên chiếc xe giáo hoàng. Và Đức Bênêđictô XVI hay Đức Piô XII thì không ôm: ngài để bạn nói hoặc nghe bạn, nhưng Đức Bergoglio là giáo hoàng của chạm vào. “Sờ là giác quan quan trọng nhất của các giác quan”, ngài cho rằng, chạm vào là chứa đủ yếu tố để biến đổi một vài khía cạnh thần học năng nổ. Theo tinh thần kitô giáo, chắc chắn đó là tiếp xúc với Chúa Kitô, được thanh tẩy qua nhiều thế kỷ và tầm nhìn (không chỉ huyền bí hay các lần hiện ra) đã trở thành giác quan lớn nhất, và thính giác, đặc biệt trong truyền thống Tin Lành, lắng nghe Lời Chúa là quan trọng nhất. Xúc giác bị khinh miệt, bị cấm và thậm chí bị bắt bớ. Không chỉ bởi Thiên Chúa giáo, xúc giác bị cho là quá nguy hiểm và có tính cách trần tục. Và bây giờ với Đức Bergoglio, xúc giác được cho là “giác quan quan trọng nhất trong các giác quan”.

Và Đức Bênêđictô XVI hay Đức Piô XII thì không ôm: ngài để bạn nói hoặc nghe bạn, nhưng Đức Bergoglio là giáo hoàng của chạm vào.

Đó là giáo hoàng xin mọi người chạm vào nhiều hơn, ngài ôm, ngài tập trung sứ vụ của mình vào lòng thương xót. Tuần này, ngài mời các người vô gia cư đến ăn sáng mừng sinh nhật 80 của mình và ngài không rửa tay ngay sau khi chạm vào người nghèo, hoặc xoa xoa tay như nhiều người làm.

Chiều kích mục vụ này của ngài không làm cho ngài thành người quản trị giỏi giáo triều của mình. Đường lối lãnh đạo của ngài có thể bị hiểu lầm, có người nghĩ ngài sống ngoài giáo triều. Nhưng ngài quản trị tốt nhân viên của mình, ngài xin họ thắt lưng buộc bụng và nhất quán và biết rằng bạn cần như thế. Bây giờ, ngài quản lý lịch làm việc, ngài không có thư ký riêng hoặc người phát ngôn, nhưng ngài đưa thông tin qua vài con đường thông báo, và để truyền tin nhắn bất cứ lúc nào và cách nào ngài muốn. Điện thoại là phương tiện chiến lược, là đồng minh lớn của ngài.

Jorge Mario Bergoglio chấp nhận có căng thẳng và trong quá trình làm việc phải đảm trách căng thẳng này. Mọi người biết Đức Phanxicô đã mở ra các tiến trình “không thể đảo ngược”, một hành động được khuyến khích bởi nguyên tắc này.

Ở bên cạnh Đức Phanxicô giống như  “ngồi trên ngọn núi lửa đang cháy”. Linh mục Dòng Tên Antonio Spadaro người Silicien nói về Đức Phanxicô trong cuộc họp ở Barcelona, qua một hình ảnh rất sắc nét: một giáo hoàng mở các quy trình và trên tất cả là người tin tưởng ở người khác và làm cho họ cảm thấy họ quan trọng (ngài chụp hình selfie với mọi người, cho người khác một tầm quan trọng và không đặt mình vào trọng tâm).

Jorge Mario Bergoglio chấp nhận có căng thẳng và trong quá trình làm việc phải đảm trách căng thẳng này.

Một thiểu số người công giáo nghĩ rằng ngôn ngữ ngài sử dụng là khó hiểu và gây chia rẽ trong Giáo Hội. Điều gì xảy ra cho Đức Giáo Hoàng khi ngài nói về sự sống và sự sống thì đôi khi không xếp loại được.

Theo linh mục Spadaro, ngài là giáo hoàng đưa dấu hiệu học vào sứ vụ, linh mục giải thích qua ví dụ: Đây không phải là công thức mà Đức Phanxicô áp dụng: nếu bạn đau chân, bấm số 1; nếu bạn đau tay, bấm số 2. Trước hết, Đức Phanxicô là một bác sĩ: ngài nhìn bạn, bắt mạch, đo nhiệt độ, hỏi bạn nghĩ gì, bạn như thế nào. Không giống như các bác sĩ đã có câu hỏi sẵn viết trên giấy, không biết bạn có gì nhưng bạn phải làm thử nghiệm, bạn phải chụp hình. Chắc chắn, Đức Phanxicô không ở trong số những người này. Nhu cầu xác thực này được truyền đi trong các câu nói nổi tiếng của ngài, có vẻ như mâu thuẫn với những lời Chúa Giêsu nói khi hiện ra với Thánh Maria Mađalêna: “Đừng chạm vào Thầy”. Nhưng các nhà chú giải Thánh Kinh cho biết, câu “Đừng chạm vào Thầy” có nghĩa là “Đừng làm Thầy phân tán”. Đức Giáo hoàng, trong những năm gần 80 tuổi của ngài là rõ ràng. Chạm, có. Nhưng đừng làm ngài mất thì giờ, không. Ngài phải đi cùng với một Giáo hội quá cứng nhắc, và có rất nhiều việc để làm với các cộng sự viên không hài lòng của ngài.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch