Bầu cử Mỹ năm 2024: người công giáo sẽ bỏ phiếu như thế nào?

110

Bầu cử Mỹ năm 2024: người công giáo sẽ bỏ phiếu như thế nào?

Vở ballet của các cuộc họp kín và bầu cử sơ bộ đã bắt đầu cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5 tháng 11 năm 2024. Người công giáo trên khắp Đại Tây Dương bỏ phiếu như thế nào? ‘Sức nặng’ của họ trong cuộc tranh cử là gì? Có ‘bỏ phiếu công giáo’ ở Hoa Kỳ không?

Cờ của Hoa Kỳ và Vatican, trước đền thánh Thánh Phanxicô Assisi, ở San Francisco, California | © Wikimedia commons

cath.ch, Alexis Gacon, Hoa Kỳ, 2024-01-21

Sau cuộc họp kín của Đảng Cộng hòa ở Iowa, nơi ông Trump chiếm ưu thế trong cuộc tranh cử, cuộc bầu cử sơ bộ ở New Hampshire sẽ diễn ra ngày thứ ba 23 tháng 1. Con đường còn dài để đi đến ngày bầu cử tháng 11 sắp tới, nhưng cuộc đọ sức giữa Trump-Biden dường như đã được viết. Người công giáo với hơn 50 triệu người ở Hoa Kỳ, không bên nào có thể bị bỏ rơi.

Giáo sư danh dự William D. Dinges, Viện Nghiên cứu Chính sách và Nghiên cứu Công giáo của Viện Đại học Công giáo Hoa Kỳ, có trụ sở tại Washington, D. C. | DR

Một ‘cuộc bỏ phiếu công giáo’? Giáo sư William D. Dinges dứt khoát: nó không còn tồn tại nữa! Ông giải thích: “Đúng, trước đây có một khối công giáo bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ cho đến khi tổng thống J.F. Kennedy được bầu. Kể từ đó, đúng hơn là có một cuộc bỏ phiếu xoay chiều (Swing vote) được xem mang tính quyết định cho  kết quả của một cuộc bầu cử, vì rất khó dự đoán.”

Từ năm 1933 đến năm 1970, chỉ có hai tổng thống của Đảng Cộng hòa và theo truyền thống, người công giáo Mỹ ủng hộ Đảng Dân chủ dù khó khăn như thế nào. Một khối gần như nguyên khối mà cả nhóm có thể dựa vào. Giáo sư Dinges giải thích: “Một tầng lớp lao động, thành thị, thường là người nhập cư bỏ phiếu.” Nhưng đó đã là hơn năm mươi năm trước. Kể từ đó, khối đã tan rã. Như thế nào?

Phá thai, đường nứt rạn

Theo các chuyên gia được phỏng vấn, một xu hướng lâu dài và một nứt rạn đã gây chia rẽ, thậm chí đã giải tán luôn cuộc bỏ phiếu công giáo. Trước hết là vấn đề di cư. Giáo sư Dingues giải thích: “Căn cứ của người công giáo nhập cư đã rời trung tâm thành phố để về các vùng ngoại ô. Họ giàu hơn và vì thế họ bắt đầu hướng về Đảng Cộng hòa.”

“Cơ sở công giáo nhập cư trở nên giàu hơn và vì thế họ bắt đầu hướng về Đảng Cộng hòa” – Giáo sư William D. Dinges

Sau đó, các nhà khoa học chính trị đồng ý, chính sự chia rẽ làm rạn nứt sự ủng hộ của người công giáo với Đảng Dân chủ là do vấn đề phá thai. Giáo sư Steven P. Millies, nhà lý luận chính trị, giáo sư thần học công cộng tại phân khoa Liên minh Thần học Công giáo Chicago, nhận xét: “Vào những năm 1970, Đảng Dân chủ ủng hộ Roe vs. Wade (Roe kiện Wade), hợp pháp hóa việc phá thai, và vào thời điểm này họ đã mất nhiều người công giáo. Kể từ đó, Đảng Cộng hòa đã có thể nắm bắt được sự chia rẽ xung quanh vấn đề này.”

Giáo sư Steven P. Millies, nhà lý luận chính trị, giáo sư thần học công cộng tại phân khoa Liên minh Thần học Công giáo Chicago | DR

Bà Blandine Chelini-Pont và ông Mark J. Rozell, đồng tác giả quyển sách  Người Công giáo và Chính trị Hoa Kỳ sau cuộc bầu cử năm 2016: Tìm hiểu về ‘bầu cử xoay chiều’ (Catholics and US Politics After the 2016 Elections: Understanding the ‘Swing Vote’) nêu chi tiết mức độ mà các chiến lược gia của Đảng Cộng hòa nhắm vào người công giáo ở miền Trung Tây (mười hai tiểu bang trung-bắc) và các tín hữu tin lành miền Nam về vấn đề giá trị đạo đức từ thời kỳ này. Họ giải thích trong The Conversation: “Vào những năm 1980, Đảng Cộng hòa đã thành công trong việc thu hút các cử tri ‘ủng hộ sự sống’ và nhiều người công giáo bắt đầu chuyển đảng hoặc trở thành những người độc lập”.

Kể từ những năm 1980, phiếu công giáo cũng như phiếu phổ thông, ngoại trừ năm 2016, khi ông Donald Trump trước đó đã mất số phiếu, đã giành chiến thắng trong số những người công giáo. Trong cuộc bầu cử vừa qua, họ gần như chia đều phiếu bầu cho hai ứng viên.

Trump, quá vô đạo đức đối với người công giáo?

Không dễ để đoán ứng cử viên nào sẽ được cử tri công giáo ưa chuộng trong cuộc bầu cử tháng 11 sắp tới, họ ngày càng hay thay đổi. Không quá ngại, các chuyên gia được phỏng vấn thảo luận về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cuộc bỏ phiếu của người công giáo.

Con voi trong phòng, trước hết: Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump hiện đang phải đối diện với 91 cáo buộc và sẽ phải đối diện với một số phiên tòa (trong đó có một phiên tòa vào đêm trước ngày Super Tuesday) sẽ làm chính phủ Mỹ hồi hộp cho đến tháng 8. Tình huống chưa từng có này có thể đóng một vai trò không? Giáo sư William D. Dinges nghĩ rằng, mỗi vụ thêm vào củng cố cho cơ sở của nó, ông nhận xét: “Tôi nghĩ việc chơi ván bài tử đạo có tác dụng.”

“Việc bổ nhiệm các thẩm phán bảo thủ đã củng cố sức hấp dẫn của ông Trump đối với những người theo đạo tin lành” –  Giáo sư William D. Dinges

Hơn nữa, sự phổ thông mạnh mẽ của ông với người theo đạo tin lành, đại diện cho 15% cử tri (8 trên 10 cử tri theo đạo tin lành ủng hộ ông Trump năm 2020) sẽ khó bị tổn hại. Giáo sư Dingues khẳng định: “Việc bổ nhiệm các thẩm phán bảo thủ đã làm lật ngược quyết định Roe vs Wade, càng củng cố sức hấp dẫn của ông với họ.”

Có cử tri Đảng Cộng hòa nào còn sót lại trong số những người công giáo bỏ phiếu theo các giá trị của họ, đặc biệt là tính xác thực, và cuối cùng ai có thể bỏ rơi ứng cử viên và chuỗi vấn đề của ông? Trong một bài viết trên Politico, các tác giả tin rằng “các cử tri giá trị” đã rời Đảng Cộng hòa khi ông Trump thắng cử.

“Giáo hoàng sai; Trump đúng”

Giáo sư Steven P. Millies nói: “Vấn đề không còn là bỏ phiếu cho các giá trị nữa mà là bỏ phiếu cho bản sắc. Bạn bỏ phiếu ủng hộ hoặc chống lại ông. Đạo công giáo ở Hoa Kỳ đã trở thành một thương hiệu bản sắc hơn là sự tôn trọng lời nói của giáo hoàng. Bây giờ nhiều cử tri cảm thấy thoải mái khi nói giáo hoàng sai và Trump đúng.”

Một phân tích cũng dựa trên số liệu. Theo dữ liệu từ Trung tâm Nghiên cứu Pew (Trung tâm nghiên cứu xã hội học phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington, D.C.), người công giáo Mỹ thường theo đường lối đảng phái của họ hơn là đường lối của Giáo hội. Chẳng hạn, dù Đức Phanxicô xem việc kéo dài bức tường giữa Mêxicô và Hoa Kỳ là “phi kitô giáo”, nhưng 81% người công giáo Đảng Cộng hòa ủng hộ việc kéo dài bức tường này.

Tuy nhiên, việc phân tích có thể mang nhiều sắc thái. Trung tâm Nghiên cứu Pew nhận xét người công giáo giống như các nhóm tôn giáo khác, không nhất thiết tìm kiếm một tổng thống có cùng niềm tin với họ, nhưng tìm một người sống đời sống có đạo đức và luân lý (62% nói điều này rất quan trọng đối với họ). Nó có đủ quan trọng để ảnh hưởng đến cuộc bỏ phiếu không? Giáo sư Millies nêu lên: “91 cáo buộc là một đè nặng, đó là điều chắc chắn. Những cáo buộc này không có vào năm 2020. Những người vẫn mang các giá trị mạnh mẽ có thể có xu hướng không bầu ông.

Người công giáo giải tán?

Còn ông Joe Biden? Mặc dù các cuộc bầu cử sơ bộ mới chỉ bắt đầu nhưng việc đề cử ông làm ứng cử viên Đảng Dân chủ gần như đã nằm trong túi ông, vì ông là tổng thống sắp mãn nhiệm. Nhưng liệu ông có thể dựa vào phiếu bầu của người công giáo, với tư cách là tổng thống công giáo thứ hai được bầu sau tổng thống John Fitzgerald Kennedy không?

Giáo sư Steven P. Millies giải thích: “Chúng ta đang đối diện với thời khắc lịch sử. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ đương đại, một người công giáo cố gắng có một nhiệm kỳ mới. Nhưng điều tôi nghĩ là hầu như không ai nói về đạo công giáo. Ngoại trừ những người sẽ ngầm đặt ra vấn đề bản sắc, trống không. Những lời chỉ trích như: “Biden không phải là một người công giáo chân chính có thể thu hút một nhóm cử tri nào đó.”

“Niềm tin tôn giáo không còn là yếu tố trung tâm của lá phiếu cử tri”

Trong cuộc bầu cử vừa qua, giáo sư Steven P. Millies là thành viên của một ủy ban do những người tổ chức chiến dịch tranh cử của tổng thống Joe Biden thành lập, nhằm cố gắng tìm ra cách để nói chuyện tốt hơn với cử tri công giáo. Nhà nghiên cứu trả lời ngày 5 tháng 11: “Năm nay, họ không thiết lập một ủy ban nào. Có lẽ họ không còn cảm thấy cần thiết nữa? Tôi nghĩ cuộc bỏ phiếu công giáo đã bị giải tán. Người công giáo đã được đồng hóa. Niềm tin tôn giáo không còn là yếu tố trung tâm của lá phiếu bầu cử tri.”

Bầu cử sơ bộ hoạt động như thế nào?

Trong thời gian bầu cử sơ bộ, cử tri đến các điểm bỏ phiếu để chọn ứng cử viên họ yêu thích. Cuộc bỏ phiếu này có thể mở hoặc kín. Trong trường hợp đầu tiên, cử tri có thể bỏ phiếu cho ứng cử viên mà họ muốn, bất kể họ thuộc đảng nào. Trong trường hợp thứ hai, cử tri phải ở trong một đảng. Các bầu cử sơ bộ thường diễn ra trong một ngày.

Cuộc họp kín hoạt động như thế nào?

Các cuộc họp kín, có từ thế kỷ 18, diễn ra trong các cuộc họp công cộng, tại các phòng thể dục thể thao hoặc tại một trung tâm cộng đồng chẳng hạn, giữa các thành viên của một đảng ở các quận khác nhau. Các thành viên phát biểu để bảo vệ một ứng cử viên, sau đó cuộc bỏ phiếu diễn ra. Thông thường được thực hiện bằng cách giơ tay. Các cuộc họp kín được xem là khó tiếp cận hơn các cuộc bầu cử sơ bộ. 

Cái gì tiếp theo?

Cử tri Mỹ có thời gian đến ngày 4 tháng 6 năm 2024 để bầu ra ứng cử viên yêu thích đại diện cho đảng của họ trong cuộc bầu cử tháng 11. Sau khi tính số phiếu bầu sơ bộ và họp kín, các ứng viên sẽ được phân bố một số đại biểu. Những người chiến thắng là những người có được đa số trong số họ. Điểm nổi bật chính của các cuộc bầu cử này là ngày 5 tháng 3, với Super Tuesday, nơi các cuộc bỏ phiếu diễn ra ở 17 tiểu bang, với hàng trăm đại biểu tham gia tranh cử.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch