Chiến tranh Israel-Hamas: Bangkok điều động việc thả con tin Thái Lan như thế nào

30
Chiến tranh Israel-Hamas: Bangkok điều động việc thả con tin Thái Lan như thế nào
Bangkok cho biết, 12 trong số 25 người Thái bị nhóm hồi giáo bắt giữ kể từ cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 trên đất Israel, hầu hết là công nhân nông nghiệp nhập cư, họ đã được thả ngày thứ sáu 24 tháng 11.
la-croix.com, Valentin Cebron, phóng viên tại Bangkok, 2023-11-24
Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan họp báo về tình hình con tin Thái Lan ở Gaza, ngày 3 tháng 11 năm 2023. RUNGROJ YONGRIT/EPA/MAXPPP
Một khởi đầu nhẹ nhõm. Trong số 25 người Thái bị Hamas giam giữ tại Gaza kể từ cuộc tấn công vào Israel ngày 7 tháng 10, 23 người vừa được thả ngày thứ sáu 24 tháng 11. Nhưng Qatar, quốc gia đóng vai trò quan trọng trong các cuộc thương thuyết giữa Hamas và Israel cho biết chỉ có “10 công dân Thái Lan” được thả.
Chính quyền Bangkok xác nhận các công dân của họ lần đầu tiên được đưa đến đồn biên giới Rafah, Ai Cập trước khi chuyển đến lãnh thổ của bang do thái, nơi họ được Trung tâm Y tế Shamir chăm sóc. Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Parnpree Bahiddha-Nukara viết trên Twitter-X: “Chúng tôi rất vui mừng khi nghe tin họ được thả. Các sứ quán của chúng tôi trong khu vực ở trong tình trạng báo động và đang phối hợp với chính quyền tại chỗ. Chúng tôi sẽ cử thêm các đội từ Thái Lan tới.”
Trước đó vài phút, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin cũng tuyên bố trên X rằng bà đã nhận được xác nhận 12 công dân Thái “đã được thả”. Nếu con số này được xác nhận thì còn 13 người Thái còn bị giam giữ ở Gaza. Ít nhất 39 người đã bị nhóm hồi giáo sát hại ngày 7 tháng 10 làm cho Thái Lan trở thành một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất với vụ thảm sát này.
30.000 người Thái trên đất Israel
Trước cuộc chiến giữa Israel và Hamas, có gần 30.000 người Thái sống trên đất do thái, hầu hết là công nhân nông nghiệp nhập cư đến từ các vùng nghèo của Thái với hy vọng nhận được mức lương cao hơn. Trong số đó, 5.000 người làm việc tại các trang trại hoặc ở những kibbutzim xung quanh Dải Gaza, nơi hứng chịu hỏa tiễn từ vùng đất của người Palestine. Năm 2021, hai người Thái thiệt mạng khi một tên lửa bắn trúng một trang trại gần biên giới.
Kể từ thảm kịch ngày 7 tháng 10, hơn 8.000 công dân Thái đã được hồi hương. Chính quyền Thái tiếp tục kêu gọi công dân của họ về quê hương nhưng khoảng 2/3 vẫn quyết định tiếp tục làm việc vì lý do kinh tế.
Nhân rộng các kênh ngoại giao
Ông Roostum Vansu, giảng viên về quan hệ quốc tế tại trường đại học cho biết, ngoài việc hồi hương, trong những tuần gần đây, chính quyền Thái đã xin một số quốc gia giúp đỡ để các con tin Thái Lan được thả.
Thủ tướng đã nói chuyện với người đồng cấp Israel Benjamin Netanyahu, thảo luận về số phận của các con tin với thái tử Ả Rập Saudi. Đại diện chính phủ Thái Lan cũng đã gặp gỡ các viên chức Qatar và Ai Cập.
Tháng trước một phái đoàn Thái Lan còn đến Tehran để nói chuyện với các lãnh đạo Hamas. Nước láng giềng Malaysia, nước công khai ủng hộ Palestine và không có quan hệ ngoại giao với nhà nước do thái cũng tham dự vào nỗ lực giải thoát con tin Thái Lan.
Vì thế Bangkok đã nhân rộng các kênh ngoại giao, không bỏ sót tác nhân nào trong khu vực, lợi dụng thế trung lập của mình trong cuộc xung đột Israel-Palestine: Thái Lan thiết lập quan hệ chính thức với Nhà nước năm 1954 và công nhận Nhà nước Palestine năm 2012. Học giả Roostum Vansu tin tưởng, theo nghĩa này, nói chuyện với Hamas, tổ chức cai trị ở Gaza là cách tốt nhất để bảo đảm mạng sống của người Thái bị bắt làm con tin.
Chính phủ Thái Lan, trước đó cùng ngày đã hoan nghênh việc “tạm dừng bắn phá vì lý do nhân đạo, cám ơn tất cả những người họ xin giáo sĩ để giải thoát những con tin đầu tiên này và hy vọng tất cả các con tin khác được chăm sóc và thả ra an toàn càng sớm càng tốt”.
Một số con tin Israel được thả ngày thứ sáu 24 tháng 11-2023
Video cảm động thả con tin ngày thứ sáu 24 tháng 11-2023.

Video em Ohad Monder, 9 tuổi, bị Hamas bắt làm con tin ở Gaza trong hơn 45 ngày. Giây phút em gặp lại cha của em ở Israel đêm hôm qua 24-11-2023