Cécile Duflot: “Giáo hoàng đang tức giận”
Phỏng vấn bà Cécile Duflot, cựu bộ trưởng, chính trị gia bảo vệ môi trường, chủ tịch cơ quan Oxfam Pháp, bà đã đọc tông huấn “Laudate Deum” công bố ngày thứ tư 4 tháng 10 năm 2023. Bà đặc biệt nhớ đến giọng điệu sắc bén của tông huấn, đối diện với những người hoài nghi về khí hậu và các nhà lãnh đạo không hành động.
lavie.fr, Sistine Chartier, 2023-10-05
Chủ tịch tổ chức phi chính phủ Oxfam Pháp từ năm 2018, bà Cécile Duflot là thư ký quốc gia của Châu Âu Sinh thái-Xanh từ năm 2006 đến năm 2012, sau đó bà là bộ trưởng bô Gia cư từ năm 2012 đến 2014.
Bà là cựu bộ trưởng và là nhà lãnh đạo chính trị, bà đón nhận văn bản mới này của Đức Phanxicô như thế nào?
Cécile Duflot. Tôi ấn tượng nhất với phần đầu tiên của văn bản, một bản tóm tắt rất hay về các báo cáo của Hội đồng Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), nhắm đến những người vẫn cần được thuyết phục. Sau chuyến đi Marseille và lời kêu gọi dành cho người di cư, ngài tiếp tục thách thức những người ra quyết định bằng một văn bản cực kỳ chính trị.
Mười trích dẫn đáng chú ý trong tông huấn Laudate Deum
Ngài như một chính trị gia toàn cầu. Ngài giữ một vị trí trống, đó là vị trí của người lãnh đạo hành tinh. Ngày nay rất ít người có khả năng này. Rõ ràng là chỉ riêng những thay đổi của cá nhân, dù là mẫu mực, cũng không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng chúng ta đang trải qua hiện nay. Vì thế giáo hoàng lên tiếng với những người có trách nhiệm.
Laudato si’ đã có ảnh hưởng đến bà cách đây 8 năm. Sự khác biệt giữa hai văn bản này là gì?
Laudate Deum ít thiêng liêng và ít mang tính khái niệm hơn Laudato si’ trước đây. Tông huấn này sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhiều vì tình hình hiện nay đang trở nên xấu hơn. Theo tôi, lời kêu gọi đa phương của ngài là điều hay nhất. Nó gắn chặt với thực tế địa chính trị ngày nay, đặc biệt phản ánh sáng kiến Bridgetown, nhằm tăng cường tài trợ để giúp các quốc gia Nam bán cầu vượt qua khí hậu nóng lên, khi đối diện với một phương Tây phải chịu trách nhiệm.
Tại sao vị trí này lại quan trọng?
Giáo hoàng viết: “Tôi mời gọi có sự thừa nhận, rằng “nhiều nhóm và tổ chức xã hội dân sự giúp bù đắp cho những điểm yếu của cộng đồng quốc tế, sự thiếu phối hợp trong các tình huống phức tạp, sự thiếu cảnh giác đối với các quyền cơ bản của con người”. Khi các thể chế không hoạt động đúng chức năng của họ, thì phải có những hình thức đa phương mới, nếu nhìn vào tình hình hiện tại, chúng ta hoặc bỏ cuộc hoặc tự nhủ rằng còn nhiều cách khác.
“Laudate Deum”: các phản ứng trước lời kêu gọi của Đức Phanxicô
Sự ra đời của chủ nghĩa đa phương xung quanh khí hậu bên ngoài khuôn khổ truyền thống là một trong những con đường này. Tôi hiện đang ở Nairobi cùng với các đồng nghiệp từ 90 quốc gia trên thế giới để dự buổi họp mặt của tất cả các giám đốc Oxfam. Lần cuối các cuộc họp này là từ 10 năm trước. Chúng tôi chia sẻ cùng một chương trình làm việc một cách độc lập với các nhà lãnh đạo của 90 quốc gia của chúng tôi, ở Sahel, Indonesia, Hoa Kỳ và Châu Âu. Chúng ta cùng nhau chống lại sự bất bình đẳng và khủng hoảng khí hậu.
Giáo hoàng cũng đối đầu với những người hoài nghi về khí hậu…
Chúng ta gần như cảm thấy một hình thức khó chịu, một khắc khe của những người có quyền lực. Ngài nói về cách chúng ta đánh giá những người có thể hành động và không hành động. Giáo hoàng đang tức giận, điều đó không phải là điều bình thường khi một giáo hoàng phải tức giận! Nhưng ngày nay, bất cứ ai có đầu óc và tinh thần trách nhiệm đều có thể nổi giận. Vì ngày nay không thể phủ nhận thực tế được nữa, một số nhà lãnh đạo chính trị đang tìm các giải pháp kỹ thuật để thích ứng. 10 năm trước nó đã khó nhọc rồi. Ngày nay là một sai lầm.
Đóng góp mới này có thể thay đổi cho tình hình không?
Tôi hy vọng những lời của ngài sẽ vang dội với những người ở địa vị quyết định. Về vấn đề người di cư ở Địa Trung Hải, tiếng nói của ngài làm rung chuyển cuộc tranh luận. Nó buộc phải xem xét nội tâm. Khi chính giáo hoàng lên tiếng, bài phát biểu của ngài không hề huyền ảo. Và trước tiên ngài đặt câu hỏi với tất cả những ai cảm thấy lo lắng trước những lời của người đứng đầu Giáo hội.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch