Đạo diễn Martin Scorsese sẽ làm một cuốn phim về Chúa Giêsu. Và đây là 4 cạm bẫy đạo diễn nên tránh.
americamagazine.org, Jim McDermott, 2023-06-01
Đức Phanxicô, đạo diễn Martin Scorsese và bà Helen, vợ của ông tại Vatican ngày 27 tháng 5 năm 2023, khi kết thúc buổi tiếp kiến dành cho những người tham dự hội nghị do tạp chí Dòng Tên Ý La Civiltà Cattolica tổ chức và Đại học Georgetown ở Washington tài trợ. (Ảnh CNS/Vatican Media)
Cuối tuần qua đạo diễn Martin Scorsese thông báo ông sẽ làm một cuốn phim mới về Chúa Giêsu, ông đáp lời kêu gọi của giáo hoàng với các nghệ sĩ theo cách duy nhất mà ông có thể làm: tưởng tượng và viết kịch bản cho một bộ phim về Chúa Giêsu.
Bộ phim của ông không phải là bộ phim hay chương trình truyền hình nổi tiếng duy nhất về Chúa Giêsu đang được thực hiện vì phần tiếp theo của phim gây tranh cãi “Cuộc khổ nạn của Chúa Kitô” của Mel Gibson sẽ ra mắt năm 2024 có tên là “Phục sinh”, cũng như phần 4 của “Người được chọn” (The Choosen) chương trình phát trực tuyến nổi tiếng kể chi tiết về toàn bộ sứ vụ của Chúa Giêsu. Giáng sinh này khán giả cũng sẽ được xem một nhạc kịch về Đức Mẹ và Thánh Giuse có tên là “Hành trình đến Bêlem” với diễn viên Antonio Banderas trong vai vua Hêrôđê.
Con đường làm một phim hay về Chúa Giêsu đầy cả ý định tốt, nhưng cũng đầy cả bom mìn. Dưới đây là một vài suy nghĩ về vị trí của những quả mìn đó và cách tránh chúng.
1. Quá thoải mái tôn kính
Hào quang có rất nhiều giá trị nhất là khi nó truyền cảm hứng. Nhưng nó cũng có thể dẫn đến cảm giác không mấy dễ chịu. Chúng ta hiểu rồi, Chúa Giêsu là Chúa. Nhưng nếu cứ lặp đi lặp lại thì lại không để cho người xem tự cảm nhận. Như thế không phải là phim mà là giảng – lại không phải là một bài giảng hay.
Đạo diễn Scorsese là một trong những nhà làm phim vĩ đại nhất thế giới. Các bộ phim của ông chứa đầy những nhân vật vừa bừng sáng vừa trần tục, đấu tranh mạnh mẽ với những ý tưởng công giáo lớn như tội lỗi, lòng tham và hy sinh. Tuy nhiên, những bộ phim mang tính công giáo rõ rệt trước đây của ông, “Cám dỗ cuối cùng của Chúa Kitô” (The Last Temptation of Christ) và “Im lặng” (Silence) đôi khi khó vượt lên những gì có vẻ như là một mong muốn to lớn (và cảm động) của đạo diễn để giới thiệu Chúa Giêsu và những người theo Ngài trong một tinh thần tôn kính. Khi “Cám dỗ cuối cùng” ra mắt, cuốn phim đã gây tranh cãi vì hình dung Chúa Giêsu bị cám dỗ bỏ lời kêu gọi để có một cuộc sống ổn định và lập gia đình. Nhưng ngay cả như vậy, cách mà Chúa Giêsu và các môn đệ được giới thiệu và thể hiện theo cách mà người xem cảm thấy như bị mắc kẹt trong viên ngọc của tinh thần tận tụy và hy sinh.
Con đường làm một phim hay về Chúa Giêsu đầy cả ý định tốt, nhưng cũng đầy cả bom mìn.
Thế giới không cần một Chúa Giêsu thô tục, hạ kẻ xấu hoặc tổ chức tiệc tùng ở đồi Hollywood. Nhưng sẽ rất cuốn hút và có thể rất ý nghĩa khi thấy một nhà làm phim xuất chúng như Martin Scorsese nghĩ về Chúa Giêsu với sự phá cách như ông đã mang đến cho rất nhiều chủ đề khác. Như Đức Phanxicô đã nói với đạo diễn Scorsese và các nghệ sĩ khác, không nên tạo một Chúa Giêsu bị thuần hóa.
2. Làm một cái gì mới
Gần như mỗi cuốn phim về Chúa Giêsu đều muốn kể lại toàn bộ những năm sứ mệnh của Ngài, cao điểm là thời điểm Ngài bị đóng đinh và chết. Điều này có thể hiểu được. Nhưng ở mức độ này, chúng ta có rất nhiều phiên bản của câu chuyện này để lựa chọn. Và có rất nhiều khả năng khác để xem xét lại.
Chẳng hạn, thay vì phải kể toàn bộ câu chuyện thì vì sao không tập trung vào một khoảnh khắc hoặc một giai đoạn nào đó trong cuộc đời của Chúa Giêsu? Sẽ hấp dẫn khi theo Chúa Giêsu trong vài tháng đầu tiên của Ngài, khi ngài thi hành sứ mệnh, quan sát, học hỏi, thử nghiệm, sai lầm, chính xác ngài là ai và ngài phải làm gì. Ngài là một người như chúng ta, cố gắng tìm ra mọi thứ.
Tôi rất thích một bộ phim ma quái về Chúa Giêsu và quỷ ám, kẻ lang thang đi giữa những ngôi mộ bên ngoài thành Gerasa, bị từ chối, sợ hãi và kinh hoàng.
Hoặc một cuốn phim kể các khía cạnh trong cuộc sống của Ngài mà chúng ta không biết gì (phần lớn là như vậy). xin kể cho tôi nghe câu chuyện về Chúa Giêsu độ tuổi cấp hai, chỉ là đứa trẻ bình thường và thích phiêu lưu với bạn bè. Một phim như “The Goonies” hoặc “Đứng bên tôi” (Stand by Me) nhưng ở Trung Đông cổ đại.
Ngay cả chúng ta có thể thử làm việc trong một thể loại khác. Tôi rất thích một bộ phim ma quái về Chúa Giêsu và quỷ ám ở thành Gerasa , kẻ lang thang đi giữa những ngôi mộ bên ngoài thị trấn, bị từ chối, sợ hãi và kinh hoàng. Một người nói họ muốn rời nhà và giúp đỡ mọi người là một chuyện. Nhưng đối phó với một người nói họ có cả một quân đoàn quỷ bên trong? Làm thế nào mà Chúa Giêsu hiểu được điều này chứ đừng nói đến việc đối phó với chúng?
3. Đừng Sợ Sung sướng
Cách đây không lâu, Adam Sandler đã giành được giải thưởng Mark Twain cho bộ phim hài của ông. Khi xem lại toàn bộ công việc của ông, tôi nhận thấy ông thường kể những chuyện kiểu Đấng cứu thế. Hết lần này đến lần khác, các anh hùng của ông cuối cùng lại hy sinh bản thân để cứu cộng đồng của họ.
Ông Sandler và nhiều người khác như ông, kể những loại chuyện này và mang lại một làn gió sung sướng. Phim của họ làm chúng ta cười sảng khoái, nhưng chính các anh hùng của họ cũng vui trong cuộc sống. Thế giới có thể khó khăn với họ, nhưng vẫn là một nơi kỳ diệu với vô số trải nghiệm mới để thưởng thức.
Martin Scorsese làm một bộ phim khác về Chúa Giêsu là một chuyện gây phấn khích. Tôi nóng lòng muốn xem ông làm gì. Tôi chỉ hy vọng đó là một bất ngờ.
Chúa Giêsu phải là người yêu cuộc sống, vì người ta không bỏ nhà cửa và gia đình để đi theo những kẻ cô độc lập dị, những người rao giảng đe dọa họ hoặc những người làm phép lạ trong một thời gian dài. (Một khi bạn nhận được phép lạ, cuối cùng bạn sẽ đi về nhà.) Không, chúng ta đi theo những người có quan điểm sống làm cuộc sống chúng ta có ý nghĩa hơn, kể cả thú vị hơn, dễ chịu hơn, giải trí hơn.
Nếu Chúa Giêsu là người mà mọi người vô cùng tin tưởng, thì Ngài phải là người có cảm giác thích thú về chính Ngài và cũng là nguồn cảm hứng thường xuyên cho những người khác. Nói đơn giản: Ít nhất trong một số thời điểm, Chúa Giêsu vui vẻ.
4. Có chuyên gia tư vấn giỏi
Chuyện này đọc giống như tự quảng cáo không biết xấu hổ, vì vậy hãy xem đây như hạt muối bỏ biển, nhưng tôi nghĩ vấn đề chính của nhiều câu chuyện về Chúa Giêsu là những người thực hiện, nhưng không có nhiều hiểu biết hoặc kinh nghiệm về Chúa Giêsu hoặc chính họ có đức tin. Tôi không nghĩ phải là tín hữu để có một câu chuyện hấp dẫn về Chúa Giêsu; nếu có bất cứ điều gì, tôi nghi một người không tin có thể có một câu chuyện thú vị hơn để kể.
Nhưng nếu bạn định kể một câu chuyện về Chúa Giêsu, bạn nên nhờ một số chuyên gia có trong tay các phản hồi, cảm nhận về bối cảnh và gợi ý. Nó giống như hầu hết mọi thứ; bạn có thể không biết những gì bạn không biết cho đến khi bạn mời một người có nhiều kinh nghiệm hơn.
Cũng đừng ngại nhìn xa hơn những nghi ngờ thông thường: Việc một người là linh mục không có nghĩa là họ có một tiếp cận đặc biệt với Chúa Giêsu. Theo kinh nghiệm của tôi, ngày nay có thể tìm thấy một số người công giáo sâu sắc nhất về mặt thiêng liêng trong các dòng nữ đấu tranh và rao giảng cho công lý. Và nếu bạn đang viết một bộ phim về cuộc đời của Chúa Giêsu, tại sao không tham khảo với một người do thái ở Trung Đông, hoặc ý kiến của một nhà thần học do thái? Hay ai đó thực sự đến từ Trung Đông?
Martin Scorsese làm một bộ phim khác về Chúa Giêsu là một chuyện gây phấn khích. Tôi nóng lòng muốn xem ông làm gì. Tôi chỉ hy vọng đó là một bất ngờ.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch