Mê tín và tôn giáo

136

Mê tín và tôn giáo

 Theo truyền thống tây phương, cỏ bốn lá mang hạnh phúc. Rất nhiều nữ trang mang hình này. Mỗi lá có một ý nghĩa: Lá đầu tiên là danh tiếng, lá thứ nhì là giàu có, lá thứ ba là tình yêu, lá thứ tư là sức khỏe.

andregounelle.fr, André Gounelle

Mê tín có nhiều nguyên nhân và nhiều mặt. Tôi sẽ tập trung vào mối quan hệ phức tạp của mê tín với tôn giáo, và để một bên những gì là cơ chế tâm lý vô thức của mê tín.

Gần gũi và khác biệt

Nơi những gì mà mê tín và tôn giáo gần nhau và chống nhau? Chúng ta có ba câu trả lời thường liên kết với nhau.

  1. Thời Cổ đại xem mê tín là loại tôn giáo cực đoan và thái quá; có lẽ đây là từ nguyên nghĩa của từ “siêu”, có nghĩa là trương phì. Đó là niềm tin bị phóng đại, thiếu cân bằng, loạn trí, vượt ngoài chừng mực và giới hạn; trong số những thứ khác, nó vượt xa những gì mà sự thờ phượng chính thức đòi hỏi, kiểm soát và quy về.
  2. Đối với cuộc Cải cách tin lành vào thế kỷ 16, mê tín dị đoan là loại tôn giáo ngẫu tượng thần thánh hóa các thực tại của thế giới. Nó thần thánh hóa con người, đồ vật và những sự kiện của thế giới, mang lại một tình trạng không đáng có của chúng. Chẳng hạn, người Cải cách xem niềm tin bánh thánh là “nhiệm thể Chúa Kitô” là mê tín hết mực, chứ không phải đây là dấu hiệu hữu hình của sự hiện diện thiêng liêng.
  3. Theo các triết gia thời Khai sáng như Locke và Kant, mê tín dị đoan được định nghĩa bởi một quan niệm huyền diệu và phi lý về quan hệ nhân quả trong lãnh vực thể lý hoặc vật chất, trong khi tôn giáo chân chính muốn “hợp lý”. Chắc chắn đức tin không bị nhầm lẫn với lý trí, nhưng khác với mê tín, đức tin không loại lý trí; đức tin tôn trọng lý trí và nhận nơi lý trí một lãnh vực riêng của nó.

Giữa tôn giáo và mê tín, biên giới đôi khi rất mỏng và dễ bị vượt qua. Vì thế, với đức tin, Thiên Chúa can thiệp vào đời sống chúng ta; mê tín nghĩ rằng nó hoạt động bằng cách chữa bệnh kỳ diệu ở những nơi như nhà thờ, nơi hành hương hoặc thông qua các nghi thức đặc biệt, đăt tay và các công thức súng tín khác. Đối với đức tin, Kinh thánh truyền lời Chúa; mê tín mở Kinh thánh một cách ngẫu nhiên để tìm xem phải làm gì trong trường hợp này, cũng như các điềm báo trong tiếng la-tinh, tìm trong dạ các loài động vật ý muốn thần thánh.

Những con đường của một đức tin không mê tín

Tôn giáo chống lại sự thái quá và ảo tưởng mê tín theo hai cách.

Thứ nhất, bằng cách nhấn mạnh tính siêu việt và sự khác biệt của Thiên Chúa mà người tin Chúa, nhạy cảm với sự hiện diện của Ngài, thường có xu hướng quên đi. Thiên Chúa vừa mật thiết và vừa khác biệt. Thiên Chúa gần gũi nhưng không lẫn lộn với thế giới chúng ta. Một mình ngài là thánh, là chí thánh, như mục sư Ulrich Zwingli (1484-1531) đã không mệt mỏi lặp đi lặp lại. Ở ngoài Ngài, chỉ là lương dân, thế tục hay giáo dân. Lẫn lộn tự nhiên và siêu nhiên là thần thánh hóa những thực tại không có gì là siêu nhiên hay thiêng liêng trong đó, ngay cả khi chúng làm chứng cho Chúa (đó là trường hợp xảy ra với Kinh thánh hoặc các bí tích).

Sau đó, bằng cách khuyến khích và giúp đỡ sự phát triển một đức tin có tư tưởng và suy nghĩ, đức tin này sẽ không kém phần sống động và hăng hái, nhưng sẽ vững chắc, cân bằng và sâu sắc hơn. Do đó, nó sẽ trở nên miễn nhiễm với những lệch lạc đe dọa nó, kể cả mê tín. Đôi khi người ta phản đối những nhận xét, mà Thánh Phaolô trình bày đức tin như điều ngu xuẩn, làm trào ra và đi ngược với “khôn ngoan thế gian”; nhưng khi nói như vậy, Thánh Phaolô không hợp pháp hóa việc đi tìm những điều kỳ diệu và phép lạ mê tín ưa thích, ngược lại là đàng khác (1 Co 3: 21-22). Mặt khác, ngài đề nghị một “thần khí khôn ngoan” (Ep 1,17); ngài bác bỏ không phải chính loại khôn ngoan này, nhưng một dạng khôn ngoan nào đó. Khi ngài đòi hỏi chúng ta yêu mến Chúa hết tâm hồn, hết trí khôn, hết sức lực, Chúa Giêsu đã cẩn thận thêm vào Cựu ước mà ngài trích dẫn (Đnl 6, 5) “hết lòng hết dạ chúng ta”. Nuôi dưỡng một đức tin có tư tưởng và suy nghĩ để tránh xa những niềm tin mê tín dị đoan.

Thánh thiêng

Hầu hết, có lẽ là tất cả, con người đều có kinh nghiệm về thánh thiêng, nghĩa là một cái gì đó hay một người nào đó thực sự chạm vào họ và vượt quá họ một cách triệt để, cái mà người ta có thể gọi là sự hiện diện siêu việt. kinh nghiệm này có thể có một hình thức “hoang dã” và không bình thường, cũng như trường hợp cả tin mê tín của nhiều tín ngưỡng. Ngược lại, nó có thể tự trau dồi, phê phán, tự thanh lọc, đào sâu vào một trí tuệ đáng tin. Ở đây không phải là chấp nhận một thiêng liêng phi lý và phồng ra, cũng không phải là loại bỏ cảm giác trong sự tồn tại của chúng ta về một sự hiện diện siêu việt. “Các tôn giáo lớn” có nhiệm vụ và sứ mệnh giúp chúng ta bứt thánh thiêng ra khỏi mê tín có khuynh hướng chiếm lĩnh chúng ta, và giúp chúng ta sống điều thánh thiêng như một năng lực tích cực, chứ không phải ma thuật tác động trong chúng ta và huy động nhằm biến đổi chúng ta.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Đức tin hay mê tín, một lựa chọn

Làm phép nhà có dị đoan không?