“Những em bé này có thể sẽ không bao giờ về lại Ukraine”

180

“Những em bé này có thể sẽ không bao giờ về lại Ukraine”

Các em ở viện cô nhi Berdytchiv chuẩn bị đi Cộng hòa Séc. Một ngày trước, một quả bom đã rơi ở đó chưa đầy ba cây số. Ngày 18 tháng 3, tại vùng Zhytomyr. © Alvaro Canovas / Paris Match

parismatch.com, David Ramasseul, 2022-03-25

Các phóng viên tại chỗ của chúng tôi đã theo dõi các em bé đã bị số phận ập đến hai lần. Các em bẩm sinh khuyết tật hoặc các em trong các gia đình nghèo, hầu hết các em bị cha mẹ bỏ rơi. Một số phụ nữ và các ông cố gắng an ủi các em dưới làn bom đạn và sơ tán các em nào có thể đi được. Bà Manon Queùrouil-Bruneel, đặc phái viên của chúng tôi tại Ukraine cùng với nhiếp ảnh gia Alvaro Canovas tường trình bài phóng sự xúc động này.

Làm thế nào các bạn biết tình trạng của các em này? Qua các cuộc họp tại chỗ hay trên các trang web hay đó là một chủ đề các bạn đã chọn trước?

Bà Manon Queùrouil-Bruneel: Chúng tôi được một tổ chức Phi chính phủ tiếp xúc, họ giải thích cho chúng tôi những khó khăn về hậu cần mà những người lo cho các em bé này gặp khi phải đưa các em đến các vùng an toàn trước khi các thành phố này bị quân Nga bắn phá. Ở các trung tâm chuyên ngành, các người trong ban tổ chức không muốn tách các em ra khỏi gia đình để đưa các em đi sơ tán. Nhưng họ cũng có vấn đề quản trị mà tôi có nhắc trong bài viết của tôi: chính phủ Ukraine lo lắng cho nguy cơ buôn bán trẻ vị thành niên, vì thế họ áp đặt các thông hành và những phức tạp hành chính làm trì hoãn việc sơ tán. Tổ chức phi chính phủ đã nhờ chúng tôi đến và ghi lại hoàn cảnh của các em mồ côi này. Tại chỗ, một nhóm chờ chúng tôi để đưa chúng tôi đi thăm phòng sơ sinh và trung tâm dành cho trẻ em khuyết tật đã được sơ tán.

Những rủi ro buôn người mà chính phủ lo ngại có chứng thực không?

Thực sự đã có các trẻ em, các trẻ vị thành niên, các thanh thiếu niên mất tích khi qua biên giới, các em đi một mình và bây giờ chúng tôi không biết các em ở đâu. Chắc chắn có những kẻ trục lợi chiến tranh đang rình nhiều trường hợp này. Đây là một rủi ro thực sự, nhưng với các cơ quan Phi chính phủ, vấn đề là phải áp dụng nguyên tắc phòng ngừa ngay cả trong trường hợp khẩn cấp vì chiến tranh, với sự phân xử thật khó khăn. Vì, rõ ràng, các em bé này nếu ở lại vùng bị bắn phá, các em sẽ có nguy cơ tử vong.

Bà mô tả những cảnh rất xúc động như có một bé trai hỏi bà, có phải bà là “bạn” hay là người muốn giết nó. Các em ở trong trạng thái tâm lý nào?

Tất cả các em này đều bị tác động của chứng rối loạn tâm thần. Em bé này bị chứng tự kỷ. Chúng tôi thấy các em bị mất các điểm quy chiếu duy nhất các em có. Một số chao đảo lắc trước lắc sau rất mạnh, các em khác bịt tai và hét lên. Và cũng khó biết các em khuyết tật này chịu đựng được bao lâu trên chuyến xe buýt đưa các em đến biên giới. Phải dự trù các điểm dừng khi có thể. Còn với các em tật nguyền thể lý thì cần xe cấp cứu, một số em nằm liệt giường hoàn toàn. Đó là cả một hậu cần rất lớn.

Có những giải pháp nào hiện có để giúp các em không? Có giải pháp nhận làm con nuôi không?

Điều đơn giản nhất là để các trung tâm chuyên biệt ở nước ngoài tình nguyện đón các em như ở Cộng hòa Séc đã tiếp nhận các em mà chúng tôi theo dõi. Cần có khả năng để đảm bảo cho chính phủ Ukraine một cơ sở, qua các viện được công nhận tình trạng của họ, tránh rơi vào các hiệp hội mờ ám. Vấn đề là hầu hết những người này đều hy vọng chiến tranh sẽ không kéo dài mãi mãi và các em sơ tán này sẽ được về lại. Nhưng đây là cả một tiến trình. Các em này có thể sẽ không bao giờ trở lại Ukraine.

Khi chúng tôi nhìn thấy những gì người dân phải đấu tranh, là nhà báo, chúng tôi cảm thấy chúng tôi phải làm phần việc của mình và chúng tôi tự nhủ, điều đó vẫn chưa

 

Ông Mykola Kuleba, cựu ủy viên quyền trẻ em ở Ukraine, rất tích cực trong việc sơ tán này, ông giải thích các em mồ côi được người Nga nhận, các em này bị tẩy não và bị đưa vào quân đội. Nỗi sợ hãi này có chính đáng không?

Rất khó để kiểm chứng. Nhưng chúng tôi biết các viện cô nhi ở Nga tiếp nhận nhiều trẻ em không mồ côi, các em có cha mẹ nhưng có cha mẹ nghiện rượu hoặc quá nghèo không thể nuôi con, họ giao con cho Nhà nước lo. Các em này rất dễ bị tổn thương, dễ bị tuyên truyền để vào quân đội Nga. Nhưng cũng thiếu bằng chứng.

Bà trải nghiệm như thế nào khi làm phóng sự về các em quá bị tổn thương này?

Hiện tại, chúng tôi còn đang trong giai đoạn phải làm báo cáo gấp. Khi chúng tôi có thì giờ nghỉ, khi đó cảm xúc có thể sẽ ùa về. Chúng tôi rất xúc động khi thấy các em bị tách ra khỏi các cô nuôi dạy các em. Họ rất nâng đỡ nhau. Đó là những phụ nữ từ đầu cuộc chiến đã quyết định chọn ở lại với các em, dù phải rời chính gia đình của họ. Đó là một cam kết quá ấn tượng. Thật đau lòng khi thấy họ nói lời chia tay, nghĩ rằng đó là điều tốt cho các em, nhưng không biết liệu có bao giờ họ gặp lại các em hay không. Và những em vài tháng tuổi phải cam chịu sống trong hầm, điều này thật xé lòng.

Lực lượng bộ binh Nga càng ở lâu thì cái giá thường dân phải trả cho chiến tranh quá cao.

 

Còn những lời đe dọa với các nhà báo? Có nhiều nhà báo chết và bị thương. Người ta nói quân đội Nga đặc biệt nhắm vào các ký giả.

Ở Kharkiv, thành phố gần biên giới Nga, đời sống liên tục sống trong phập phồng và chúng tôi sống trong một nơi trú ẩn. Chúng tôi thấy những người đến đào bới đống gạch vụn để tìm lại kỷ niệm trước đây của họ… Không phải các nhà báo bị nhắm đặc biệt mà chính là người dân nói chung. Điều kiện làm việc của chúng tôi rất khó khăn nhưng khi chúng tôi nhìn thấy những gì người dân phải đấu tranh, là nhà báo, chúng tôi cảm thấy chúng tôi phải làm phần việc của mình và chúng tôi tự nhủ, điều đó vẫn chưa đủ.

 Bà đã bắt đầu có chương trinh cho phóng sự tiếp theo chưa?

Chúng tôi làm việc trên trang web ở Kharkiv. Đây là thành phố lớn thứ hai trong nước và liên tục bị dội bom. Một phần tư dân số đã rời thành phố nhưng nhiều người còn ở lại và chống lại. Điều mà chúng tôi nhận ra gần đây, lực lượng bộ binh Nga càng ở lâu thì cái giá thường dân phải trả cho chiến tranh quá cao.

Vì không thể chiếm Kharkiv, họ ném bom phá hủy. Những người ở lại là những người trẻ và người già, người già thì họ không muốn rời nơi họ đã sống bao nhiêu năm nay, bây giờ cả người trẻ và người già là những người tình nguyện phân phát thực phẩm và thuốc men. Nhưng cũng có những người “gom tài liệu” những gì đang xảy ra hiện nay để dùng cho việc lên án tội ác chiến tranh. Đặc biệt, chúng tôi thấy những mảnh bom bi rơi xuống trên các ngôi nhà. Những tội ác này sẽ không khó chứng minh.

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: Những bức thư từ Kyiv: linh mục dòng Đa Minh kể về cuộc chiến ở Ukraine