Cha Pierre Ceyrac: Nụ cười của lòng khiêm tốn

222

Cha Pierre Ceyrac: Nụ cười của lòng khiêm tốn

fr.aleteia.org, Benoist de Sinety, 2021-12-26

Linh mục Benoist de Sinety, chánh xứ St-Eubert ở Lille-centre, kể lại cuộc gặp gỡ với cố linh mục Dòng Tên Pierre Ceyrac (1914-2012). Một bài học về niềm vui, giản dị và khiêm tốn trong mọi hoàn cảnh.

Trong lời chúc Giáo triều la-mã, Đức Phanxicô nhắc nhiều đến lòng khiêm tốn: “Sống không tuyệt vọng, với thực tế, niềm vui và hy vọng vào nhân loại, một nhân loại được Chúa yêu thương và ban ơn.” Ân sủng này cao cả đến mức Thánh I-Nhã đã cảnh báo những ai khao khát nó, chỉ có con đường sỉ nhục mới có thể dẫn đến được. Hai mươi lăm năm trước, là sinh viên ở Luân Đôn và vừa thụ phong linh mục, tôi đã đón vài ngày cha Pierre Ceyrac, Dòng Tên từ biên giới giữa Ấn Độ và Pháp, Những Người Cùng Đinh và những người giàu có lớn, các trại tị nạn ở Campuchia và ở vùng Auvergne rộng lớn. Dù đã ngoài tám mươi, ngài cười như em  bé khi thấy các người lính bảo vệ trước cung điện hoàng gia thay canh, khi nhìn ly rượu ngon của Guinness trong cái nóng của một quán rượu đông đúc. Ngài thích gặp gỡ, khám phá, nếm trải, cảm nhận.

Khuôn mặt của ngài chỉ là nụ cười

Tôi mời ngài ăn trưa ở nhà xứ nơi tôi sống khi đó. Bữa ăn rất thịnh soạn và trang trọng. Ngài bị cha xứ hỏi, cha xứ mặc lễ phục nghiêm chỉnh với tất cả các huy hiệu đặc biệt địa vị giáo hội của cha. Còn linh mục Ceyrac, người đi du lịch chỉ với chiếc vali nhỏ, quấn mình trong chiếc khăn choàng Ấn Độ to, gầy như cái đinh, khuôn mặt không có gì khác ngoài nụ cười. Nụ cười của đứa trẻ, vừa rất tự tin, vừa lấp lánh với mong muốn được cười và được yêu thương. Ngài được mời đến để nói về sứ mệnh của ngài với hàng ngàn trẻ mồ côi, hàng ngàn người nghèo, những người không được nói đến trên bàn ăn của những người nghiêm túc vì họ không đáng kể. Ngài kể về cái nghèo và cũng là cái khổ, cái cơ cực nhưng trên hết là nhân phẩm, là vẻ đẹp vô bờ bến của những người đàn ông, người phụ nữ, những đứa trẻ chỉ biết có cơm chứ chưa hề biết đến con gà ngon như bữa ăn hôm nay của chúng tôi. Khi nhắc đến món gà ngon vẫn ăn mỗi chúa nhật hàng tuần ở bàn ăn, một trong các linh mục lớn tuổi nhất thì thầm: “Món gà hầm” làm mọi người xì xào và tiếng cười đồng tình của các đồng hữu. Và đó là tất cả. Không một lời nào để nói lên các khuôn mặt, các tình huống của những người cha vừa nhắc đến, những người thiếu tất cả mọi thứ. Điều duy nhất quan trọng bây giờ là con gà khốn tiệt mà dạ dày chúng tôi mệt mỏi vì ăn nó. Ngài tiếp tục mỉm cười và thấy tất cả linh mục tốt bụng này “thực sự rất chào đón”…

Ngày hôm sau, tôi định đưa ngài đến gặp một vài đồng hữu Dòng Tên của ngài. Cuộc hẹn ở quận Mayfair, tỉnh dòng Anh. Cha bề trên Tỉnh  dòng đã hủy cuộc hẹn khi chúng tôi bấm chuông. Một lúc sau, một thư ký tiếp chúng tôi. Trước khi cha Ceyrac mở lời, cha được cho biết, cha sẽ không nhận được tiền vì “chúng tôi đã có công việc của chúng tôi”. Cha xúc động nói, cha đến không phải để xin giúp đỡ nhưng muốn chia sẻ sứ mệnh của mình với anh em đồng hữu. Một hành động nhưng không mà đôi khi trong Phúc âm chúng ta gọi lầm là “tình yêu”.

Và trong Giáo Hội cũng vậy, bận rộn nhưng chẳng làm gì, bị cuốn theo những lo âu của thế giới, chúng ta tìm cách để làm hài lòng, để quyến rũ, để được tôn trọng. Vậy mà chính con người thật mới đáng kể.

Ba mươi phút sau chúng tôi trở lại vỉa hè. Không nói lời nào, chúng tôi lên xe về chặng thứ hai của hành trình I-Nhã: gặp một cộng đồng Dòng Tên khác ở phía bắc, ở vùng ngoại ô của tầng lớp lao động, một giáo xứ mà các đồng hữu của tôi nói là “nghèo kinh khủng”. Vị linh mục chào chúng tôi: cha cùng hai đồng hữu khác nói chuyện, khám phá, chia sẻ… Sau hai giờ và vài tách trà, chúng tôi biết họ không có tiền để trả tiền sưởi, nhưng chúng tôi ngạc nhiên trước nét đẹp cao cả và hoa trái trong tinh thần phục vụ của họ, chỉ cách phía nam sang trọng vài cây số. Khi cùng đi với chúng tôi ra xe, vị linh mục dúi vào tay tôi một phong bì và nói “cho các trẻ em ở Ấn Độ, chúng tôi thực sự không có nhiều, nhưng chúng tôi luôn có thứ gì đó để giúp đỡ”. Sau vòng ôm thân tình, trên đường trở về, tôi đưa phong bì cho cha Ceyrac: có vài tờ tiền mười bảng Anh.

“Thật đáng để chịu đựng”

Cha khóc và nói với tôi: “Cha thấy đó, thật đáng để chịu sự sỉ nhục sáng nay, rồi sau đó mới hiểu được điều này. Trong các cuộc trò chuyện của chúng ta với giới thượng lưu, chúng ta thường xem thường người yếu và xu nịnh người mạnh, phớt lờ những kẻ túng thiếu và khen ngợi kẻ giàu có. Và trong Giáo Hội cũng vậy, bận rộn nhưng chẳng làm gì, bị cuốn theo những lo âu của thế giới, chúng ta tìm cách làm hài lòng, để quyến rũ, để được tôn trọng. Vậy mà chính con người thật mới đáng kể. Chính khi chấp nhận điều này, chúng ta mới mở lòng để Hài Nhi của máng cỏ mang xác phàm trong xác phàm chúng ta. Chúng ta nhớ chúng ta là ai, trong sự thật, để mở ra cho những gì đang có và cho những gì sẽ xảy ra, không sợ hãi, tràn đầy tin tưởng nơi Đấng mà chúng ta khám phá khi Ngài dẫn dắt cuộc sống chúng ta và cho phép chúng ta vượt qua những dối trá và cạm bẫy của thế giới này, để hướng tới con đường đúng đắn.

Marta An Nguyễn dịch