Lời mừng sinh nhật triết gia Edgar Morin 100 tuổi của Đức Phanxicô
fr.zenit.org, Anita Bourdin, 2021-07-02
“Đặt con người trở lại trọng tâm” chứ không phải “sức mạnh đồng tiền”
Triết gia Edgar Morin, Vatican Media, 27-6-2019
Qua các tác phẩm của triết gia Edgar Morin, Đức Phanxicô ca ngợi “nhận thức về thân phận chung của nhân loại, một thân phận mong manh và bị đe dọa” và “sự cần thiết của một chính sách văn minh nhằm đặt con người trở lại vào trọng tâm” chứ không phải “sức mạnh của tiền bạc ở trọng tâm”.
Thật vậy, theo yêu cầu của Đại sứ quán Pháp tại Tòa thánh, Quốc vụ khanh vừa gởi đến nhà ngoại giao Đức ông Francesco Follo, quan sát viên thường trực của Tòa thánh tại văn phòng UNESCO, Paris (Pháp) một thư cá nhân của Đức Phanxicô gởi triết gia Edgar Morin.
Đức ông Follo đã đọc thông điệp này trong “Lễ kỷ niệm sinh nhật 100 tuổi của triết gia Edgar Morin” do UNESCO tổ chức ngày thứ sáu 2 tháng 7. Lễ mừng sinh nhật được tổ chức trong ba ngày.
Đức ông Francesco Follo tại UNESCO, ngày 2 tháng 7 năm 2021
Edgar Nahoum, được biết đến với tên Edgar Morin, nhà xã hội học và triết học người Pháp ngày 8 tháng 7 năm 1921, tại Paris, trong một gia đình do thái. Ông mồ côi mẹ năm ông 10 tuổi. Ông là nhà kháng chiến, nhà báo, nhà hoạt động chính trị, nhà nghiên cứu… cho đến khi trở thành một trong những nhà trí thức Pháp vĩ đại nhất thế kỷ XX.
Triết gia tự nhận mình theo thuyết bất khả tri, tự gọi mình là “người không tin tận căn“ đã có cuộc nói chuyện với Đức Phanxicô trong chuyến đi Vatican của ông cách đây hai năm, ngày 27 tháng 6 năm 2019.
Trong lần gặp trước đó với Đại sứ quán Pháp tại Tòa thánh, ông nhấn mạnh “đến tầm quan trọng cuộc gặp này với Đức Phanxicô, người ngày nay đại diện cho những gì cao nhất trong nhận thức về thân phận của nhân loại”.
Ông cũng cho biết ông muốn thảo luận với Đức Phanxicô về “sự cần thiết cộng đồng chúng ta phải nhận thức được về số phận con người của mình. (…) Tôi biết ngài có nhận thức này và tôi muốn cùng ngài khám phá cách nào để tiến xa hơn”.
Một nhận thức mà Đức Phanxicô cũng đã nói lên trong thông điệp của ngài: “Nhận thức về số phận chung của nhân loại, một số phận mong manh và bị đe dọa, đã thu hút sự quan tâm trọn vẹn của ông, thúc đẩy sự cần thiết của một chính sách văn minh nhằm đặt nhân loại ở trọng tâm, chứ không phải sức mạnh của tiền bạc ở trọng tâm”.
Trong thư của ngài, Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh đến mối quan tâm của triết gia “xây dựng một xã hội công bằng và nhân bản hơn, đổi mới nền dân chủ, và để làm được điều này, chúng ta “phải tìm, giữa chúng ta, giữa xã hội chúng ta một tinh thần đoàn kết, hòa đồng, tình huynh đệ, ủng hộ thái độ tiếp đón và cởi mở.
Bức thư được hồng y Ngoại trưởng Pietro Parolin, và tổng giám mục phụ tá ngoại trưởng Edgar Robinson Pena Parra gởi.
Giáo sư Edgar Morin, Vatican Media, 27-6-2019
Thư của Đức Phanxicô
Ông Edgar Morin, Paris
Giáo hoàng Phanxicô xin gởi đến ông lời chúc tốt lành nhất, hạnh phúc và sức khỏe nhân dịp sinh nhật 100 tuổi của ông.
Cuộc sống thọ, phong phú với các sự kiện và gặp gỡ mà Quan phòng đã ban cho ông, đã làm cho ông thành nhân chứng đặc biệt cho những thay đổi sâu đậm và nhanh chóng như đã được biết, và bây giờ vẫn còn biết, thế giới và xã hội của chúng ta, một phân tích với độ lùi cần thiết, ý nghĩa của nó để thấy được hy vọng và cũng để ngăn ngừa những rủi ro và nguy hiểm của nó.
Đứng trước sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, với những khả năng to lớn mà những điều này mang lại cho nhân loại, ông đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của tiến bộ về đạo đức và trí tuệ để tránh thảm họa.
Nhận thức về số phận chung của nhân loại, một số phận mong manh và bị đe dọa, đã thu hút sự quan tâm trọn vẹn của ông, thúc đẩy sự cần thiết của một chính sách văn minh nhằm đặt nhân loại ở trọng tâm, chứ không phải sức mạnh của tiền bạc ở trọng tâm.
Ông đã tham gia tích cực vào nhiều công việc và gặp gỡ với vô số trí thức và nhân cách lỗi lạc từ xã hội dân sự và chính trị, trong mục đích thúc đẩy sự hợp tác giữa các dân tộc, xây dựng một xã hội công bằng và nhân bản hơn, đổi mới nền dân chủ.
Nhưng ông cũng nhấn mạnh, để đạt được điều này, cần phải khám phá lại, giữa chúng ta, giữa xã hội chúng ta một tinh thần đoàn kết, hòa đồng, tình huynh đệ, ủng hộ thái độ tiếp đón và cởi mở.
Nếu một mặt, không thể chỉ nói lên trong vài từ về phạm vi công việc của ông, ông chưa bao giờ ngần ngại tham gia vào lĩnh vực ý tưởng và đề xuất những phản ánh của mình, mặt khác, rõ ràng là các điểm liên hệ giữa tư tưởng của ông với giáo huấn xã hội của Giáo hoàng Phanxicô là rất nhiều, một điểm hội tụ mà ông đã có thể chia sẻ trong cuộc nói chuyện với ngài ngày 27 tháng 6 năm 2019 mà ngài vẫn còn giữ kỷ niệm vui này.
Ngài cũng nhạy cảm với việc ông nhiệt thành bày tỏ và đề nghị tham gia rộng rãi vào Hiệp ước Toàn cầu về Giáo dục – một chủ đề mà ông rất trân trọng, đã được ngài lên chương trình năm ngoái và đó là một thách thức quan trọng cho tương lai.
Đức Thánh Cha bày tỏ lòng tôn kính đối với công việc của ông và ngài cám ơn ông về những nỗ lực ông đã làm suốt đời, để phục vụ một thế giới tốt đẹp hơn. Ngài chúc ông, trong thanh thản và bình yên trên con đường ông đi, Người Cha ánh sáng sẽ tiếp tục soi sáng cho ông và tỏ hiện tình phụ tử của mình với ông. Giáo hoàng Phanxicô chúc ông, hiền thê của ông và những người thân yêu, những người chung quanh ông phép lành tông đồ yêu thương.
Hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch