Ở thời điểm tám năm của mình, liệu Đức Phanxicô có giảm nhiệt độ không?
cruxnow.com, John L. Allen Jr. , 2021-03-12
Đức Phanxicô đến thăm cộng đồng Nhà thờ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Qaraqosh, Iraq, ngày 7 tháng 3 năm 2021. (Nguồn: Paul Haring / CNS.)
Hôm nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ ký kế hoạch cứu trợ coronavirus trị giá 1,9 ngàn tỷ đôla sau khi dự luật được Hạ viện và Thượng viện thông qua, đánh dấu gói kích thích kinh tế tham vọng nhất của một tổng thống Mỹ đề xuất, kể từ chính quyền Johnson trong những năm 1960. Đây là hòn đá tảng của chương trình 100 ngày đầu tiên của Biden và là một thành tựu đáng kể theo các tiêu chuẩn chính trị thông thường.
Khi cố gắng giải thích điều này đã xảy ra như thế nào, nhà báo Ezra Klein của New York Times gần đây đã đưa ra một cách giải thích hấp dẫn: theo ông Klein lập luận, về cơ bản, tổng thống Biden đã đổi chác sự nổi tiếng để lấy chính sách.
Xem xét mức độ đưa tin của các phương tiện truyền thông chính thống, nhà báo Klein nhận thấy, ngay cả sau cuộc bầu cử, ôngTrump đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông nhiều gấp đôi so với Biden và ông cũng dẫn đầu trong các tìm kiếm trên Google. Từ bây giờ, người Mỹ điển hình có thể có nhiều ngày không nghe bất cứ tin gì về cá nhân ông hoặc về ông, nhưng tổng tư lệnh cũ của họ vẫn gần như luôn có mặt.
Cốt lõi của hiện tượng này, theo ông Klein gợi ý, là một chiến lược có ý thức của Biden, bắt nguồn gốc từ một kết luận quan trọng của khoa học chính trị đương đại: phải biết, từ bây giờ phân cực tiêu cực là lực lượng mạnh mẽ nhất trong đời sống công cộng. Mọi người không phải lúc nào cũng có động lực để ủng hộ một ý tưởng của ai đó mà họ thích ủng hộ, nhưng họ gần như luôn có xu hướng phản đối một ý tưởng nếu người nào đó mà họ không thích tán thành.
Để tránh biến mình thành trọng tâm của sự chú ý – chẳng hạn, không ai trong Nhà Trắng gọi chương trình kích thích là “Kế hoạch Biden” – tổng thống đã giảm bớt động lực kích thích của những người bảo thủ, mà do phản xạ bác bỏ các chính sách của ông. Kể từ khi các cuộc thăm dò cho thấy biện pháp kích thích đang dẫn trước cho ông Biden khoảng 10-20 điểm về mức độ ưa thích, nó dường như đang phát huy tác dụng.
Các phát ngôn viên của Biden gọi chiến lược này là “giảm nhiệt độ”. Người ta nghĩ ngay đến tình trạng thế giới của Đức Phanxicô, được đánh dấu kỷ niệm tám năm vào ngày thứ bảy, 13 tháng 3.
Dường như được hồi sinh bởi cuộc khủng hoảng coronavirus, Đức Phanxicô 84 tuổi vẫn có một chương trình nghị sự đầy tham vọng cho Giáo hội và thế giới.
Đối nội, danh sách việc cần làm của ngài là cuộc cải cách kéo dài âm ỉ của Giáo triều La Mã, cuộc thanh tẩy sâu rộng trong việc quản lý tiền bạc, cuộc chiến chống lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ, việc trao quyền cho phụ nữ và giáo dân, cùng hợp tác làm việc (tính đồng nghị như danh từ ngài dùng) trong phương thức ra quyết định, và hơn thế nữa. Về đối ngoại, ngài đưa ra một tầm nhìn cho thế giới hậu Covid, hướng đến ý thức sâu sắc hơn về tình huynh đệ và tình đoàn kết giữa con người, công bằng kinh tế cho các dân tộc nghèo nhất trên thế giới, bảo vệ môi trường thiên nhiên và chấm dứt xung đột vũ trang.
Một yếu tố làm phức tạp trong việc thực hiện chương trình này là sự phân cực tiêu cực cũng là một lực lượng mạnh mẽ trong công giáo. Dù tốt hơn hay tệ hơn, Đức Phanxicô, giống như hầu hết các nhân vật công chúng của thời đại này, là người tạo chia rẽ. Nơi một số người công giáo, ngài tạo sự ủng hộ nhiệt tình; nơi một số khác, có lẽ là một thiểu số tương đối nhỏ nhưng kiên quyết, ngài tạo sự hoài nghi và chống đối theo phản xạ.
Trong bối cảnh này, có lẽ Đức Phanxicô đã nhắm đánh cắp một trang từ vở kịch Biden và tự rút ra khỏi phương trình, ít nhất là trong chừng mực mà văn phòng và trách nhiệm công cộng của ngài cho phép.
Điều này có thể trông giống như thế nào? Nói chung, điều này dường như có nghĩa là giảm chân dung công khai của chính ngài và cho phép người khác thực hiện các phần trong chương trình nghị sự của ngài, dù những “người khác” này là các tác nhân, nhóm hoặc tổ chức cá nhân.
Người ta có thể nghi ngờ những hạn chế liên quan đến coronavirus sẽ là nguyên nhân làm giảm hồ sơ của giáo hoàng, vì có nghĩa là sẽ không có sự kiện công cộng quy mô lớn nào ở Rôma và các chuyến tông du quốc tế bị hạn chế. Tuy nhiên, các giới hạn cũng tương tự như vậy cho các nhân vật công chúng khác, vì vậy theo nghĩa tương đối, chúng không làm được gì nhiều để chi phối sự chú ý.
Chắc chắn, giáo hoàng không thể gạt sang một bên các yêu cầu của guồng máy quản trị – ngài không thể ngừng phong các giám mục, ngừng ban hành các sắc lệnh, ngừng phê duyệt ngân sách, hoặc bất kỳ điều gì khác cần thiết để giữ cho Giáo hội hoạt động, không tránh khỏi, tất cả những điều này chắc chắn sẽ trở thành các yếu tố, các tin tức.
Tuy nhiên, ngài có thể có những phương tiện chính thức hơn để thu hút sự chú ý, như có các cuộc phỏng vấn, xuất hiện trong phim tài liệu, xuất bản sách, gọi điện thoại và gởi thư để cuối cùng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và dấn thân vào các hành động “riêng tư” nhưng rõ ràng là nhằm mục đích công bố công khai.
Trong khi chờ đợi, Đức Phanxicô có thể khuyến khích những người khác thúc đẩy các ưu tiên của mình, cho dù điều đó có nghĩa là các giám chức Vatican (những người thường ít được biết đến hơn và do đó ít phân cực hơn), các giám mục trên khắp thế giới, các nhà lãnh đạo các phong trào và dòng tu, hoặc những tác nhân khác của đạo công giáo.
Giống như chương trình kích thích của ông Biden, phần lớn chương trình nghị sự của giáo hoàng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng. Khá nhiều người ủng hộ tính minh bạch và trách nhiệm cao hơn, đa số ủng hộ các vai trò lớn hơn cho phụ nữ và giáo dân, và trong một Giáo hội mà hai phần ba số thành viên hiện nay là ở thế giới đang phát triển, phần lớn chương trình nghị sự về công bằng xã hội của giáo hoàng gây được tiếng vang rộng rãi.
Như trong chính trị Hoa Kỳ, chiều kích phân cực trong đối thoại công giáo trong những chủ đề này thường không phải là nội dung của một đề xuất nhất định, nhưng là ai đứng sau đề xuất đó và ai chống lại đề xuất đó.
Trong tám năm qua, Đức Phanxicô đã rất tài tình trong
việc đọc các dấu hiệu của thời đại, đánh giá Giáo hội và thế giới cần gì ở ngài trong một thời điểm nhất định.
Điều mà ví dụ trong trường hợp của ông Biden gợi ý, cho dù hai trường hợp khác nhau có thể không giống nhau, là có lẽ điều mà Giáo hội và thế giới có thể cần ngay bây giờ từ Đức Phanxicô chỉ đơn giản là ít hơn – ít cá tính hơn, nghĩa là, để có nhiều chỗ cho chính sách hơn.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Tám năm triều giáo hoàng phi thường của giáo hoàng rất nhân bản và mang tinh thần phúc âm của chúng ta
Tám hình ảnh nổi bật của tám năm triều giáo hoàng Đức Phanxicô