Từ ngôi chùa đến đan viện Dòng Kín Clara

905

 Từ ngôi chùa đến đan viện Dòng Kín Clara

osservatoreromano.va, Egidio Picucci, 2020-09-12

Chứng từ của một nữ phật tử Thái Lan, người đã chọn đức tin công giáo.

Con gái của cha mẹ phật tử người Trung hoa di cư qua Thái Lan, cô Orawan Larpppipitmongkol bây giờ là nữ tu Anastasia và sống ở tu viện đa sắc tộc của các sơ Dòng Kín Capuxinô Clara khó nghèo Garbatella ở Rôma.

Các nữ tu Dòng Clara Capuxinô được nữ tu người Tây Ban Nha Maria Richenza (1463-1542) thành lập là một nhánh của gia đình Phanxicô, chính xác là các nữ tu Clara Assisi. Ở Pháp có hai đan viện “Capuxinô”, một ở Aix-en-Provence và một ở Chamalières. Ngày 11 tháng 1 năm 2019, Đức Phanxicô đã đến thăm Dòng Clara ở Vallegloria nước Ý.

“Tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là đêm Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2000, tôi đang ở trong nhà nguyện của Dòng Kín Clara khó nghèo ở Bang pong, Thái Lan để hôn thánh giá thay thế cho nhà tạm trên bàn thờ của tất cả các nhà thờ công giáo. Tôi ở một mình và suy nghĩ về các sự kiện đặc biệt gần đây trong cuộc đời tôi. Tôi là thiếu nữ phật tử Trung quốc di cư sang Thái Lan, tôi sống ở Bangkok và làm việc trong một ngân hàng với mức lương cho phép tôi nuôi được gia đình đông của tôi. Tôi sống một cuộc sống yên tĩnh, thanh bình. Tôi quen với một thanh niên công giáo, anh nói với tôi nhiều về tôn giáo của anh, anh muốn tôi trở lại vì chúng tôi muốn kết hôn. Tôi nói với anh: “Nếu tôi theo đạo là vì tôi tin ở Chúa, chứ không phải vì tôi muốn kết hôn với anh.” Chúng tôi cùng nhau đi nhà thờ và tôi dừng lại, nhìn anh ấy đang quỳ gối, sốt sắng và không biết gì đang xảy ra chung quanh mình. Tôi nghĩ đến Đức Phật của tôi, khi ở nhà thờ về, tôi đến ngôi chùa đầu tiên đầu tiên trên đường đi để dâng hương và cúng các bông hoa màu đỏ.

“Tôi có phải là người tin đạo phật không? Tôi đã học tiếng bali-sansagri, ngôn ngữ thiêng liêng đồng bào tôi dùng khi cầu nguyện; mỗi tuần tôi đổ đầy bình bát để các nhà sư đến lấy thức ăn trên đường đi; thỉnh thoảng tôi đi chùa, đặc biệt những chùa ở gần nhà. Đó là tất cả. Cùng lúc đó tôi ở một mình trong nhà thờ công giáo để xin Chúa tha thứ tội lỗi cho tôi: chồng chưa cưới của tôi nói, nếu tôi không theo đạo công giáo thì tôi phạm tội. Tôi muốn được tha thứ. Tôi đi học giáo lý và một năm sau tôi được rửa tội.

“Một ngày nọ, tôi đọc tin trên báo, một nữ tu công giáo cần giúp đỡ để được chữa trị, mỗi sáng tôi mang tiền đóng góp đến bệnh viện. Nữ tu được một số nữ tu nước ngoài tận tình giúp đỡ. Tôi không tin vào mắt mình và tôi tự hỏi làm sao người ta có thể quan tâm đến một người xa lạ như thế! Tôi hỏi mẹ bề trên, bà hỏi tôi có phải tôi muốn đi tu không. Tôi trả lời: “Không, tôi là kẻ có tội.” Bà trả lời, ngay cả kẻ có tội cũng thành nữ tu được.

Ba tháng sau, người phụ nữ bị bệnh qua đời và tôi xin được phép ở lại tu viện một thời gian. Tôi ở đó hai tuần, tôi chú ý quan sát đời sống các nữ tu, cả trong các việc nhỏ họ làm trong tất cả các gia đình. Tôi rất thích, nhưng tôi không nói với ai.

“Khi Lễ Phục sinh đến gần, tôi rủ em gái theo tôi đến đan viện; mẹ tôi cũng đến, bà tin rằng tôi muốn đi cầu nguyện và cũng phù với thời gian ăn năn sám hối cầu nguyện của lễ  Kheāpān s’ā (Mùa Chay) đã được dự trù cho các phật tử. Tôi đến tu viện Capuxinô Clara khó nghèo ở Bang Pong, một trong sáu đan viện của các nữ tu Capuxinô ở Thái Lan với 88 nữ tu. Tôi thiếu rất nhiều thứ kể cả máy lạnh, nhưng tôi nhận ra không sao. Tôi thích cầu nguyện và sống với các sơ. Tôi đã thực sự hài lòng. Vào đêm trước khi tôi về nhà, mẹ bề trên hỏi tôi muốn ở lại tu viện hay về. Tôi trả lời, tôi vẫn chưa quyết định: trong lòng tôi đang có một cuộc chiến giữa ước muốn ở lại với Chúa Giêsu và trở về với gia đình và kết hôn.

Và rồi ‘đêm Thứ Sáu Tuần Thánh’ đến, tôi một mình trước Thập giá được thắp sáng bởi vài ngọn nến. Có một bầu khí siêu hiện thực. Đến một lúc nào đó tôi ngỡ mình nghe một giọng nói: ‘Tại sao con muốn rời Ta?’. Tôi hiểu đó là tiếng Chúa Giêsu, và tôi đáp lại: ‘Lạy Chúa, nếu có ai bỏ Chúa, thì chắc chắn người đó không phải là con.’ Tôi đã thức trắng một đêm và sáng Thứ Bảy Tuần Thánh, tôi chạy đến mẹ bề trên để nói với mẹ tôi ở lại đan viện. Mãi mãi. Tôi đã nói chuyện này cho gia đình và văn phòng: trong gia đình (cha tôi bị đột quỵ), mọi người đều bật khóc, nhất là mẹ tôi; trong văn phòng họ nói tôi điên. ‘Há, vì sao vậy; xinh đẹp, giỏi giang, công việc cho phép bạn có mọi thứ trong cuộc sống, bạn bỏ lại tất cả? Điên rồi, chỉ có người điên mới làm như vậy.’

Người điên này là Orawan Larpppipitmongkol, bây giờ là sơ Anastasia và sống trong tu viện đa sắc tộc của Capuxinô Clara khó nghèo Garbatella, ở Rôma. Sơ ghi tên học ở phân khoa Linh đạo Phanxicô của Giáo hoàng Học viện Antonianum de la via Merulana ở Rôma. Sau khóa học, sơ sẽ về Thái Lan, nơi nhà Dòng ở đây đang mở rộng vòng tay đón chờ sơ.

Marta An Nguyễn dịch